02:29 EST Thứ bảy, 16/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Huyện Kỳ Sơn (Hòa Bình): Dân đổi đời nhờ trồng bạt ngàn bí xanh

Thứ sáu - 18/10/2019 22:05
Người dân xã Độc Lập (huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình) đang hối hả bước vào vụ thu hoạch bí xanh. Nhờ mạnh dạn chuyển đổi diện tích canh tác lúa kém hiệu quả sang trồng bí xanh mà nhiều nông hộ đã thoát nghèo và vươn lên làm giàu tại địa phương.

Kể từ năm 2016 đến nay, nhiều hộ dân sinh sống ở xã Độc Lập đã chuyển đổi diện tích đất trồng lúa, ngô kém hiệu quả sang trồng bí xanh.

Thay vì ngô, sắn như trước, nay cây bí xanh đã trở thành cây trồng chủ lực ở vùng cao nơi đây. Nhiều hộ không chỉ thoát nghèo nhờ bí xanh mà còn có của ăn của để nhờ trồng loại cây dây leo này. Do bí xanh là loại cây có vòng đời thu hoạch quả nhanh, cách chăm sóc đơn giản, phù hợp với khí hậu địa phương nên được rất nhiều nông hộ lựa chọn.

 

 huyen ky son (hoa binh): dan doi doi nho trong bat ngan bi xanh hinh anh 1

 Cây bí xanh giúp nhiều nông tăng cao nguồn thu nhập và thoát nghèo.

Trao đổi với PV Dân Việt, anh Nguyễn Văn Hùng, xóm Can (xã Độc Lập, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình), phấn khởi cho biết: Trước kia gia đình tôi trồng ngô, nhưng hiệu quả mang lại rất thấp. Sau đó tôi mạnh dạn chuyển sang trồng bí xanh trên diện tích 1.200 m2 đất vườn, mỗi năm trồng được 2 vụ. Tôi thấy trồng bí xanh rất đất giản, không phải đầu tư phân bón nhiều như cây ngô, thời gian thu hoạch nhanh, hiệu quả kinh cao hơn.

Hiện tại, thương lái thu mua bí xanh với giá dao động từ 10.000 - 12.000 đồng/kg tại ruộng. Mặc dù vụ bí xanh này năng suất không cao bằng các vụ trước đó, nhưng giá cả tương đối ổn định nên thu nhập gia đình anh Hùng và bà con trồng bí xanh cũng tăng cao hơn. Riêng năm nay gia đình anh Hùng có lãi khoảng 100 triệu từ bán bí xanh.

 

 huyen ky son (hoa binh): dan doi doi nho trong bat ngan bi xanh hinh anh 2

Nhờ chuyển sang trồng bí xanh, anh Hùng đút túi khoảng 100 triệu/năm.

Còn  ông Nguyễn Văn Hợp, xóm Nưa, xã Độc Lập, cho hay: Tôi chuyển đổi hơn 2.000 m2 đất ruộng sang trồng bí xanh phát triển kinh tế. Nhờ áp dụng khoa học kỹ thuật trồng bí xanh, thường xuyên chăm bón nên sản lượng bí xanh của gia đình tôi luôn đạt trên 20 tấn/vụ. Mỗi năm tôi trồng được 2 vụ, 1 năm lãi hơn 140 triệu đồng từ bán bí xanh. Ngoài trồng bí, tôi còn triển khai trồng các loại rau củ quả như cải bắp, đậu cô ve, mướp đắng, cà chua để tăng nguồn thu nhập. Tổng bình quân 1 năm, gia đình tôi thu gần 200 triệu đồng, chủ yếu là tiền bán bí xanh...

 

 huyen ky son (hoa binh): dan doi doi nho trong bat ngan bi xanh hinh anh 3

 Hiện nay, bí xanh được người dân xã Độc Lập bán tại vườn với giá 12.000 đồng/kg.

Với diện tích chừng vài ha ban đầu, đến nay mô hình trồng bí xanh trên địa bàn xã Độc Lập đã phát triển và mở rộng đạt gần 30ha tại 5/5 xóm gồm Sòng, Nưa, Nội, Can, Mùi.  Ngoài trồng bí xanh nâng cao hiệu quả kinh tế, trên địa bàn xã, nông dân còn trồng mướp đắng lấy hạt được triển khai theo hình thức liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp. Công ty hạt giống đỏ và Công ty Đông Tây là 2 doanh nghiệp cung ứng giống, vật tư, kỹ thuật, bao tiêu đầu ra sản phẩm, còn nhân dân có đất bỏ sức lao động, một phần phân bón.

 

 huyen ky son (hoa binh): dan doi doi nho trong bat ngan bi xanh hinh anh 4

Mô hình trồng bí xanh trên địa bàn xã Độc Lập đã phát triển và mở rộng đạt gần 30ha, giúp hàng chục hộ dân thoát nghèo ở địa phương.

Ông Nguyễn Văn Thường, Phó chủ tịch UBND xã Độc Lập, huyện Kỳ Sơn, cho hay: Nếu như trước đây, đời sống của bà con phụ thuộc vào cây lúa, cây ngô, giá trị kinh tế thấp thì sau chuyển đổi, hiệu quả sản xuất, thu nhập của nông dân trồng bí xanh đã tăng gấp gấp 3 lần.

Sản phẩm bí xanh do bà con nông dân xã Độc Lập làm ra, đều được các thương lái đến tận ruộng thu mua nên giá cả rất ổn định. Cây bí xanh đã góp phần không nhỏ nâng cao thu nhập, chất lượng cuộc sống của người dân. Hiện nay, trên địa bàn xã có hàng chục hộ đạt thu nhập bình quân từ 80 triệu đồng đến trên 100 triệu đồng/năm.

Theo Hà Hoàng/danviet.vn
Xem bài viết gốc tại đây

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 510

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 509


Hôm nayHôm nay : 29166

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 643117

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 70870432