21:17 EST Thứ năm, 09/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Huyện Lâm Thao xây dựng nông thôn mới: Cách làm hay, kinh nghiệm quý

Thứ ba - 17/11/2015 23:07
Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2011-2015 trên địa bàn huyện Lâm Thao có rất nhiều thuận lợi: Huyện được xác định là vùng sản xuất nông nghiệp trọng điểm của tỉnh, đồng thời là huyện nằm trong vùng trọng điểm về phát triển kinh tế của tỉnh. Cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và đời sống dân sinh khu vực nông thôn được đầu tư xây dựng khá đồng bộ; nông dân có ý thức, năng động trong cách nghĩ, cách làm, dầy dạn kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp; chính trị xã hội ổn định; các cơ chế, chính sách của Nhà nước, của tỉnh được ban hành mới cụ thể và đồng bộ…
 
 Giờ học nhạc của các cháu Trường mầm non xã Thạch Sơn (huyện Lâm Thao).
Giờ học nhạc của các cháu Trường mầm non xã Thạch Sơn (huyện Lâm Thao).


Tuy nhiên, huyện còn có những khó khăn trước mắt về đời sống dân sinh ở một số nơi, số vùng thu nhập còn thấp; quy mô sản xuất ở mức vừa và nhỏ; diện tích đất sản xuất nông nghiệp bị thu hẹp do nhu cầu phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ… cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn xuống cấp, tỷ lệ bê tông hóa giao thông nội đồng mới chỉ đạt 50%. Nhận thức và ý thức của một số cán bộ cơ sở của người dân còn phiến diện: Cho rằng đây là chương trình đầu tư, sử dụng nguồn ngân sách Nhà nước là chính, từ đó xuất hiện tư tưởng trông chờ, ỷ lại…! Việc quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội của huyện và quy hoạch xây dựng NTM ở các xã phải tiến hành từ đầu, tại thời điểm thực hiện chương trình xây dựng NTM năm 2010 rà soát theo tiêu chí mới toàn huyện mới chỉ có một số xã đạt từ 9 đến 10 tiêu chí. Nguồn lực để đầu tư rất hạn hẹp… đây là bài toán khó để tổ chức thực hiện chương trình.

Trong quá trình thực hiện mục tiêu xây dựng Lâm Thao trở thành huyện NTM, trên cơ sở mục tiêu, nhiệm vụ và điều kiện thực tiễn của địa phương, cấp ủy, chính quyền huyện đã nghiên cứu, lựa chọn và tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện những nhiệm vụ trọng tâm một cách quyết liệt và đồng bộ:

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, học tập, quán triệt và tổ chức thực hiện chương trình xây dựng NTM trong toàn Đảng bộ, toàn dân, đặc biệt là xác định vai trò chủ thể của người nông dân – coi đây là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt của cả chương trình.

Tổ chức triển khai thực hiện chương trình theo đúng hướng dẫn của Trung ương, của tỉnh: Thành lập ban chỉ đạo cấp huyện, xã, triển khai công tác quy hoạch cho 12 xã trong huyện; xây dựng các đề án, xác định rõ mục tiêu, mục đích đầu tư…; phân kỳ và sắp xếp thứ tự ưu tiên đầu tư hợp lý để bố trí, huy động nguồn lực phù hợp và hiệu quả.

Đẩy mạnh việc huy động và lồng ghép có hiệu quả các nguồn lực để thực hiện chương trình; cụ thể hóa các tiêu chí theo hướng: Phục vụ trực tiếp nhu cầu của người dân, xác định rõ lộ trình, cách làm phù hợp với từng địa phương trong quá trình triển khai thực hiện.

Tổ chức, chỉ đạo cả hệ thống chính trị vào cuộc; vận động và huy động cộng đồng doanh nghiệp, tổ chức tín dụng và mỗi người dân tham gia các phong trào hành động như: “Toàn dân chung sức xây dựng nông thôn mới”; “Xây dựng huyện Lâm Thao sáng, xanh, sạch, đẹp”… gắn kết với cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” để góp phần đưa chương trình xây dựng NTM đi vào cuộc sống một cách thiết thực và hiệu quả.

Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM giai đoạn 2011-2015 trên địa bàn huyện Lâm Thao theo phương châm: Tạo sức mạnh tại chỗ, xác định người dân là chủ thể trong xây dựng NTM, lấy nền tảng sức dân là cơ bản; định hướng giúp các xã thực hiện các tiêu chí NTM, phân định những phần việc cụ thể, việc nào dân làm, việc nào Nhà nước hỗ trợ; việc dễ làm trước, khó làm sau để triển khai đồng bộ, bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng, góp phần chuyển biến tích cực trong nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân.

Huyện Lâm Thao tập trung chỉ đạo xây dựng và hoàn thành sớm đề án quy hoạch của 12 xã, tổ chức công bố quy hoạch cho nhân dân được biết. Trong quy hoạch đã xác định được sản phẩm chủ lực của từng xã, từng mô hình sản xuất và vùng sản xuất tập trung, đồng thời chỉ đạo hoàn thành quy hoạch xây dựng huyện Lâm Thao đến năm 2020, làm cơ sở cho việc tổ chức không gian xây dựng đô thị và nông thôn, xác định các thị trấn, thị tứ trọng tâm đầu tư gắn với xây dựng NTM.

Ban chỉ đạo xây dựng NTM của huyện lựa chọn lộ trình cho từng xã, trong đó ưu tiên cho các xã có xuất phát điểm cao, điều kiện sản xuất thuận lợi như: Cao Xá, Sơn Dương, Hợp Hải, Thạch Sơn, Tứ Xã để tập trung nguồn lực triển khai trước… Đồng thời lựa chọn danh mục dự án, chương trình để ưu tiên bố trí vốn tập trung đầu tư, đảm bảo hoàn thành các tiêu chí đồng bộ, đạt chuẩn theo quy định.

Phát triển sản xuất là mục tiêu của chương trình xây dựng NTM nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nông dân; huyện đã tập trung chỉ đạo ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, tổ chức lại sản xuất theo định hướng tái cơ cấu ngành nông nghiệp và liên kết bốn nhà; chỉ đạo, rà soát quy hoạch sử dụng đất đai, thực hiện dồn đổi ruộng đất tạo điều kiện cho phát triển sản xuất theo chương trình nông nghiệp trọng điểm của tỉnh, chú trọng phát triển các trang trại, gia trại; mô hình cánh đồng mẫu lớn.

Đầu tư cơ sở hạ tầng là khâu có ý nghĩa quyết định đòi hỏi có sự thống nhất về nhận thức, tạo sự đồng thuận từ các cấp, các ngành và trong nhân dân để huy động nguồn lực. Thống nhất chỉ đạo và tổ chức thực hiện để đảm bảo yêu cầu về tiến độ và khả năng cân đối ngân sách; lựa chọn nhóm công trình, dự án sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước và vốn xã hội hóa để đầu tư, đặc biệt làm tốt phong trào xã hội hóa làm đường GTNT, đường giao thông nội đồng gắn với cứng hóa kênh, mương…

Tập trung chỉ đạo việc thu gom xử lý rác thải sinh hoạt, đảm bảo vệ sinh môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống, tạo chuyển biến căn bản về môi trường ở các khu dân cư tập trung. Thực hiện tốt công tác chuyển đổi nghề, dạy nghề và xuất khẩu lao động, coi đây là nhiệm vụ quan trọng trong việc chuyển đổi cơ cấu lao động trong nông nghiệp, nông thôn.

Để khẳng định những kết quả từ chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM ở huyện Lâm Thao; đoàn nhà báo gồm: Phóng viên Báo Phú Thọ, phóng viên Báo Nhân Dân thường trú tại Phú Thọ, phóng viên truyền hình Nhân Dân đã có cuộc đi thực tế để kiểm chứng và trải nghiệm thú vị ở 2 xã: Thạch Sơn và Tiên Kiên…

Ở xã Thạch Sơn chúng tôi có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Văn Thắng – Chủ tịch UBND xã Thạch Sơn. Ông Thắng cho biết: Từ khi xây dựng chương trình NTM rà soát lại kỹ càng xã Thạch Sơn có 13 tiêu chí đã đạt còn 7 tiêu chí chưa đạt đó là: Giao thông, thủy lợi, môi trường, văn hóa, giáo dục, tỷ lệ hộ nghèo và quy hoạch… Trong quá trình thực hiện, Đảng, chính quyền xã đã thống nhất chọn khâu đột phá là đường GTNT kết hợp với thủy lợi nội đồng thành mạng lưới liên hoàn đồng bộ… Về môi trường: Đây là tiêu chí nan giải nhất, trong đó môi trường sống ở khu dân cư và môi trường do tác động của công nghiệp tạo nên đã tạo ra những hiệu ứng tiêu cực cho môi trường ở Thạch Sơn. Những tác động trực tiếp từ môi trường sống ở khu dân cư trong hoạt động buôn bán, giết mổ gia súc, chế biến, nông sản thực phẩm đã thải ra môi trường một khối lượng lớn nước thải và khí thải độc hại gây ô nhiễm; từ thực tế đó ban vận động xây dựng NTM đã vận động nhân dân khơi thông cống rãnh, xây hầm biogas… đã mang lại hiệu quả tích cực cho môi trường sống. Văn hóa giáo dục được quan tâm và phát triển mạnh mẽ chính vì vậy tỷ lệ con em Thạch Sơn thi đỗ đại học, cao đẳng đạt cao… Sau hơn 4 năm thực hiện chương trình xây dựng NTM xã Thạch Sơn từ một xã nghèo, môi trường bị ô nhiễm nặng nề đã về đích xã NTM sớm hơn dự kiến. Thạch Sơn hôm nay hoàn toàn khác với một diện mạo mới, trẻ trung, năng động; đường làng, ngõ xóm được cứng hóa, nhà cao tầng san sát, cửa hàng cửa hiệu rực sáng ánh đèn; đời sống của người dân đã được cải thiện và nâng cao, ước mơ ngày nào của họ nay đã trở thành hiện thực.

Đến với xã Tiên Kiên chúng tôi có cuộc làm việc với ông Nguyễn Quốc Huy – Huyện ủy viên, Chủ tịch UBND xã cho biết: Là xã miền núi duy nhất của huyện, gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ xây dựng NTM. Thực hiện đề án xã có 11 tiêu chí đạt còn 8 tiêu chí chưa đạt. Với quyết tâm cao của Đảng bộ, chính quyền và được sự đồng tình ủng hộ của nhân dân khó khăn đã dần được tháo gỡ.

Là xã miền núi, diện tích tự nhiên rộng, địa hình đồi núi mấp mô,… xã xác định khâu đột phá là đường GTNT gắn với giao thông nội đồng – thủy lợi… Để thực hiện được tiêu chí này lãnh đạo xã đã tranh thủ sự giúp đỡ của tỉnh, huyện; nhân dân đồng tình đã ủng hộ, hiến đất để làm đường… chính từ sự đồng thuận xã hội trong 4 năm thực hiện Tiên Kiên đã đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu trong nông nghiệp. Cây lương thực vẫn được xác định là chủ yếu, Tiên Kiên đã đưa cơ giới hóa vào khâu làm đất, thu hoạch; đưa giống mới vào toàn bộ diện tích gieo trồng do đó năng suất, chất lượng sản phẩm tăng cao. Ngoài cây lương thực Tiên Kiên đã chuyển mạnh phát triển trồng cây ăn quả như: Bưởi diễn, thanh long, hồng hạc, chanh tứ thì; đẩy mạnh phát triển trang trại, gia trại tổng hợp… Đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ, thương mại đây là khâu quan trọng để chuyển đổi cơ cấu lao động trong nông nghiệp của Tiên Kiên… Từ việc khai thác những lợi thế về đất đai, lao động, vị trí địa lý, với quyết tâm chính trị của toàn Đảng bộ và sự đồng thuận của nhân dân, trong 4 năm thực hiện chương trình xây dựng NTM ở Tiên Kiên đã hoàn thành 19/19 tiêu chí; bộ mặt nông thôn có nhiều đổi mới, đời sống của nhân dân được cải thiện và nâng cao rõ rệt, thu nhập bình quân đầu người từ 12,5 triệu đồng nay là 25,2 triệu đồng/người/năm. Đây là bước bứt phá ngoạn mục của xã miền núi thuần nông từ chương trình xây dựng NTM.

Qua 5 năm thực hiện chương trình xây dựng NTM huyện Lâm Thao đã đạt được những kết quả nổi bật: Bộ mặt nông thôn được đổi mới, đời sống của người dân được nâng cao, giá trị thu nhập tăng thêm bình quân đầu người (năm 2014) đạt trên 33 triệu đồng; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 2%; tốc độ tăng trưởng nông nghiệp bình quân đạt 4%/năm; nâng giá trị trên đơn vị diện tích từ 70 triệu đồng (năm 2010) lên 110 triệu đồng/ha, có nơi đạt trên 300 triệu đồng/ha. Đến tháng 7 năm 2015 đã có 10 xã đạt chuẩn NTM, còn 2 xã (Xuân Lũng, Bản Nguyên) đã cơ bản đạt từ 15 đến 18 tiêu chí… huyện Lâm Thao đã được tỉnh Phú Thọ trình Chính phủ công nhận huyện đạt chuẩn NTM trong năm 2015.

Thay cho lời kết của bài viết là những điều tâm huyết của ông Hồ Đại Dũng – Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy Lâm Thao với phóng viên báo, đài đó là: Tuyên truyền, phổ biến, vận động nhân dân tạo sự đồng thuận cao; cả hệ thống chính trị vào cuộc, xây dựng lòng tin trong nhân dân; xây dựng quy hoạch sát thực tế, có tính khả thi cao, từ đó dân vào cuộc, dân làm, dân kiểm tra, dân hưởng thụ.

Tâm Đắc

theo: baophutho.vn


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: sản xuất, của tỉnh

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 215


Hôm nayHôm nay : 56140

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 335779

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73382750