14:42 EST Thứ hai, 23/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Huyện 'ba nhất'

Thứ tư - 30/10/2019 01:14
Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) của huyện Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc) đã được thực hiện đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với thực tế địa phương, có những giải pháp mang tính đột phá.

Chính vì vậy, Vĩnh Tường trở thành điểm sáng trong công tác xây dựng NTM của tỉnh.  

Mảnh đất “địa linh nhân kiệt”

Vĩnh Tường thuận lợi về đất đai, khí hậu, giao thông... Đầu tiên là điều kiện về “địa lợi” như đồng bằng phì nhiêu, có các con sông lớn chảy qua, có hệ thống đê bao vững chắc. Vĩnh Tường được biết đến là huyện “ba nhất”.

Đường vào trung tâm huyện Vĩnh Tường.

Đó là huyện có nhiều xã tham gia xây dựng NTM nhất: 26 xã (26/112 xã, chiếm 23,2% số xã toàn tỉnh). Là huyện có đàn bò sữa và lượng sữa bò nhiều nhất tỉnh (chiếm gần 90% sản lượng sữa bò của tỉnh). Vĩnh Tường còn là huyện duy nhất có 3 con sông chảy qua, trong đó có 2 con sông lớn, là sông Hồng và sông Phó Đáy. Sông Phan chảy qua Vĩnh Tường, là thuộc hệ thống sông Cà Lồ.

Vĩnh Tường thuộc vùng đồng bằng phù sa cổ, nằm trên “đỉnh tam giác” của châu thổ sông Hồng. Bởi vậy, đất đai thuộc loại màu mỡ phì nhiêu nhất đồng bằng Bắc bộ. Đất Vĩnh Tường có 2 dẻo phù sa. Một là vùng đất bãi ngoài đê sông Hồng và sông Phó Đáy, rất thích hợp cho việc canh tác các cây như cây dâu, ngô, đậu các loại, cỏ voi…Hai là vùng đất trong đê, vùng phù sa cổ, kéo dài xuống phía nam huyện, giáp với huyện Yên Lạc.

Đây là vùng đất màu mỡ có tiếng, thích hợp với nhiều loại cây trồng. Cũng do có hệ thống sông lớn chảy qua, nên từ lâu đời nay, Vĩnh Tường đã được bao bọc chắc chắn bởi hệ thống đê kiên cố dọc sông Hồng và sông Phó Đáy lên tới hơn 30 km. Phải chăng sống ở vùng đất đai trù phú và nhất là có nhiều con sông chảy qua, có quốc lộ giao lưu với cả nước, nên người dân Vĩnh Tường từ rất sớm đã có đầu óc nhạy bén, làm ăn năng động, buôn bán, giao thương vươn ra cả nước?

Trường học khang trang.

Là một vùng đất cổ, văn hóa Vĩnh Tường vừa có yếu tố “Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội”, vừa có khí chất của văn hóa vùng Đất Tổ. Chính “cái nôi Việt cổ” này đã tạo nên một vùng đất với khí chất rất riêng biệt, có bản sắc độc đáo. Vĩnh Tường có nhiều di tích nổi tiếng như: Di chỉ Lũng Hòa, Nghĩa Lập, Ma Cả, Gò Mát thuộc thời kỳ Phùng Nguyên. Đê quai trị thủy có từ thời vua Hùng.

Hiện nay Vĩnh Tường còn lưu giữ tới 155 di tích lịch sử, gồm các đình, chùa, đền, miếu…Có 18 di tích được xếp hạng cấp Quốc gia. Có 33 di tích cấp tỉnh. Đặc biệt có nhiều người đỗ đạt như 23 bậc đại khoa (Tiến sĩ nho học) và 250 cử nhân nho học qua các thời kỳ phong kiến, xứng đáng là vùng đất “Địa linh nhân kiệt” của tỉnh Vĩnh Phúc.

Vĩnh Tường còn được ví như mảnh đất “Sơn chầu thủy tụ” (Núi chầu, nước tụ). Có rất nhiều hồ, đầm rộng làm nên cảnh đẹp của huyện như Đầm Rưng, đầm Kiên Cương, đầm Phú Đa. Các vực như Vực Xanh, vực Quảng Cư… Các đầm, vực vừa để nuôi thả cá, tôm, vừa để điều hòa nguồn nước, điều hòa khí hậu cho không gian huyện. Chưa kể các đầm lớn, tương lai còn là những thắng cảnh, điểm tham quan du lịch như đầm Rưng, có diện tích mặt nước tới hơn 80 ha, sẽ thành khu du lịch sinh thái có giá trị.  

Đẩy nhanh tiến độ xây dựng NTM

Khi bắt đầu xây dựng NTM, Vĩnh Tường từ xuất phát điểm rất thấp. Xã cao nhất như Cao Đại, Vũ Di mới đạt 8/19 tiêu chí. Có xã chỉ đạt 1/19 tiêu chí NTM, như xã Kim Xá. Vậy mà sau gần 10 năm thực hiện chương trình xây dựng NTM, kinh tế Vĩnh Tường đã trên đà phát triển theo hướng tăng dần. Tỷ trọng ngành nông nghiệp, thương mại, dịch vụ SX nông nghiệp phát triển theo quy mô tập trung, hàng hóa đem lại lợi nhuận cao. Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch tích cực.

Năm 2018 thu nhập bình quân toàn huyện đạt 41,5 triệu đồng/người/năm. Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 2,03%. Lĩnh vực xã hội, văn hóa, môi trường được quan tâm đầu tư đúng mức. Hạ tầng nông thôn được đầu tư xây dựng kiên cố (điện, đường, trường, trạm…) đáp ứng yêu cầu phục vụ SX, đời sống của nhân dân. Diện mạo nông thôn Vĩnh Tường có nhiều đổi mới, ngày càng khang trang, sạch đẹp. Tỷ lệ hộ nghèo giảm dần qua các năm. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được tăng cường và giữ vững.

Trong những năm qua, tận dụng lợi thế đất đai, được người dân ủng hộ, tự giác xây dựng và phát triển kinh tế. Nhờ vậy, công tác lãnh đạo, chỉ đạo chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi được cấp ủy, chính quyền từ huyện đến các xã quan tâm thực hiện, nhận được sự đồng thuận của nhân dân.

Đến nay trên địa bàn huyện đã hình thành nhiều vùng SX hàng hóa quy mô lớn, như vùng bưởi tại xã Vĩnh Ninh, Phú Đa, Vĩnh Thịnh…với diện tích gần 100 ha. Vùng rau, củ tại các xã Đại Đồng, Thổ Tang, Chấn Hưng, Bình Dương…với 349,63 ha. Vùng rau, quả (bầu, bí, mướp) tại các xã Yên Lập, Cao Đại, Vũ Di, Tân Cương…với 427,4 ha. Vùng chăn nuôi bò sữa tại các xã vùng bãi như Vĩnh Thịnh, Vĩnh Ninh, An Tường…với quy mô 10.749 con bò sữa, chiếm gần 90% tổng đàn bò sữa toàn tỉnh. Sản lượng sữa tươi ước đạt 31.000 tấn/năm…

Vùng rau màu của Vĩnh Tường.
Mục tiêu năm 2020, huyện phấn đấu được công nhận đạt chuẩn xây dựng NTM. Phấn đấu 3 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, 3 thôn dân cư NTM kiểu mẫu. Tiếp tục chỉ đạo dồn điền đổi ruộng, tập trung tích tụ ruộng đất, tạo cánh đồng mẫu lớn để đưa cơ giới hóa vào SX, xây dựng vùng SX hàng hóa tập trung, áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào SX nông nghiệp công nghệ cao.

Có rất nhiều phong trào ở Vĩnh Tường đạt được kết quả nổi trội, như phong trào “Mái ấm tình thương” của Hội Phụ nữ, quỹ “Nghĩa tình đồng đội” của Hội Cựu chiến binh, quỹ “Vì công nhân lao động nghèo” của Công đoàn, quỹ “Nhân đạo” của Hội Chữ thập đỏ. Từ các nguồn quỹ huy động, các tổ chức đã xây dựng gần 100 căn nhà, giúp hàng chục bò sinh sản cho đoàn viên, hội viên nghèo, cấp hàng trăm xe đạp, xe lăn cho học sinh nghèo, người khuyết tật…

Thông qua công tác ủy thác cho vay của các đoàn thể, đã giúp đỡ hộ nghèo biết sử dụng vốn vay, nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống…Phong trào “Cả nước chung tay vì người nghèo. Không ai bị bỏ lại phía sau” được hưởng ứng rộng rãi. Những kết quả cụ thể trên góp phần thiết thực thực hiện các tiêu chí số 2,3,9,10,11,12 và 13 trong Bộ tiêu chí Quốc gia về NTM.

Hội Phụ nữ Vĩnh Tường có sáng kiến triển khai, thực hiện mô hình “Đường hoa phụ nữ”. Trong việc thực hiện, các cấp Hội gặp nhiều khó khăn như thiếu giống, không có kỹ thuật trồng, không có kỹ thuật chăm sóc, bảo vệ hoa. Kinh phí huyện hỗ trợ không đủ. Các bãi rác tự phát, gạch vỡ, cỏ voi trên “đường hoa”, chị em đã tập trung khắc phục, tạo ra nhiều “đường hoa” rất đẹp, rất ấn tượng. Từ 3 xã làm điểm ban đầu, mô hình đã triển khai ở 28/29 xã, thị trấn trong huyện, với 67 đoạn đường hoa, có tổng chiều dài tới 17.000 m.

Những đoạn đường hoa đã làm thay đổi nhận thức của người dân về vệ sinh môi trường, đảm bảo an toàn giao thông. Nơi nào có “đoạn đường hoa”, nơi đó không còn tình trạng vứt rác bừa bãi, không còn lấn chiếm hành lang an toàn giao thông để trồng cây, trồng rau như trước.

Theo Đỗ Bảo Châu/nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 197


Hôm nayHôm nay : 54673

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1011880

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72694589