04:59 EST Chủ nhật, 12/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Kế hoạch cơ cấu lại ngành công nghiệp

Thứ hai - 28/05/2018 07:09
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng vừa ký Quyết định 598/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch cơ cấu lại ngành công nghiệp giai đoạn 2018 - 2020, xét đến năm 2025.
Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Quốc hội khóa XIV, kỳ họp thứ 2 đã ban hành Nghị quyết số 24/2016/QH14 về Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016 - 2020, trong đó xác định nhiệm vụ cơ cấu lại thực chất ngành công nghiệp. Để thực hiện Nghị quyết của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch cơ cấu lại ngành công nghiệp giai đoạn 2018 - 2020, xét đến năm 2025.

Mục tiêu giai đoạn đến 2020 tỉ trọng công nghiệp và xây dựng trong GDP đạt từ 30 - 35%, tốc độ tăng trưởng công nghiệp cao hơn tốc độ tăng trưởng GDP; tỉ trọng hàng chế biến chế tạo trong tổng kim ngạch xuất khẩu đạt từ 85 - 90%; lao động trong công nghiệp và xây dựng chiếm 25 - 30%; tốc độ tăng trưởng đầu tư và số lượng doanh nghiệp trong công nghiệp cao hơn tốc tăng trưởng bình quân toàn xã hội.

Tốc độ tăng năng suất lao động trong ngành công nghiệp bình quân hàng năm cao hơn 5,5%; thu hẹp khoảng cách các chỉ số về năng lực cạnh tranh công nghiệp so với các nước ASEAN-4; tỉ trọng đóng góp của nhóm ngành công nghiệp công nghệ cao trong công nghiệp chế biến chế tạo và của khu vực tư nhân năm sau cao hơn so với năm trước về số lượng doanh nghiệp, số lao động và doanh thu; tăng trưởng giá trị gia tăng của công nghiệp chế biến chế tạo (MVA) bình quân đạt từ 8 - 10%.

Giai đoạn đến 2025 tỉ trọng công nghiệp và xây dựng trong GDP được duy trì ở mức trên 35%, tỉ trọng hàng chế biến, chế tạo trong xuất khẩu được duy trì ở mức trên 85%; tỉ trọng lao động, doanh nghiệp và đầu tư trong công nghiệp cao hơn so với giai đoạn 2015 - 2020.

Thu hẹp khoảng cách về năng lực cạnh tranh công nghiệp với các nước ASEAN-4, đặc biệt về các chỉ số liên quan đến MVA; năng suất trong ngành công nghiệp tăng bình quân từ 6 - 7%; tỉ trọng đóng góp của nhóm ngành công nghiệp công nghệ cao trong công nghiệp chế biến chế tạo và của khu vực tư nhân bình quân cao hơn giai đoạn 2015 - 2020; một số ngành công nghiệp có sức cạnh tranh quốc tế và tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu; hình thành một số doanh nghiệp công nghiệp trong nước có quy mô lớn, đa quốc gia có năng lực cạnh tranh quốc tế.

Nâng cao giá trị gia tăng trong các ngành công nghiệp

Nhiệm vụ và một số chương trình/Đề án ưu tiên triển khai thực hiện trong giai đoạn 2018 - 2025 là thúc đẩy, nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị gia tăng trong các ngành công nghiệp.

Cụ thể, tăng cường áp dụng hệ thống tổ chức sản xuất tiên tiến và ứng dụng công nghệ cao, công nghệ của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư trong sản xuất công nghiệp, gắn sản xuất công nghiệp với bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu; sử dụng tài nguyên và năng lượng tiết kiệm, hiệu quả trong sản xuất công nghiệp; xây dựng danh mục các dự án, nhà máy sản xuất công nghiệp có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao và triển khai theo lộ trình thay thế và loại bỏ dần các thiết bị lạc hậu trong các nhà máy và đóng cửa các nhà máy gây ô nhiễm.

Xây dựng và nâng cấp chuỗi giá trị các sản phẩm của các ngành công nghiệp như dệt may, da giày, hóa chất, thực phẩm, điện tử… giấy nhằm nâng cao giá trị gia tăng và khả năng tham gia mạng lưới sản xuất toàn cầu, khai thác một cách có hiệu quả quá trình hội nhập và tự do hóa thương mại mạnh mẽ trong thời gian qua; phát triển thí điểm cụm liên kết ngành công nghiệp trong một số ngành công nghiệp ưu tiêu; đẩy mạnh các hoạt động đưa hàng Việt Nam vào hệ thống phân phối của các thương hiệu nước ngoài.

Phát triển ngành thép nội địa, ưu tiên đầu tư phát triển các nhà máy sản xuất các loại thép mà trong nước chưa sản xuất được có công nghệ thân thiện môi trường như thép tấm cán nóng và các loại thép hợp kim phục vụ ngành cơ khí chế tạo. Xây dựng lộ trình để loại bỏ dần các nhà máy gang, luyện thép và cán thép quy mô nhỏ, công nghệ lạc hậu, sử dụng không hiệu quả tài nguyên và năng lượng thay thế bằng các nhà máy có công nghệ tiên tiến, đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường.

Tăng cường hiệu quả khai thác và sử dụng của ngành công nghiệp khai thác tài nguyên, khoáng sản, đặc biệt là đối với ngành công nghiệp than, dầu, khí và một số loại khoáng sản khác như alumin, limonit, manhetit, boxit, titan... Tổ chức điều tra, đánh giá thực chất năng lực cạnh tranh và đề xuất các giải pháp nhằm khai thác và sử dụng có hiệu quả của một số nguồn tài nguyên khoáng sản có trữ lượng lớn.

Khuyến khích các doanh nghiệp lớn đầu tư phát triển ngành công nghiệp ô tô trên cơ sở bình đẳng, không phân biệt doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nhằm phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đáp ứng nhu cầu của thị trường và đóng góp cho phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Các nhà sản xuất, lắp ráp ô tô cần chú trọng đầu tư vào công tác nghiên cứu phát triển và các ngành công nghiệp hỗ trợ, tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu của ngành.

Tập trung hỗ trợ, nâng cao năng lực nghiên cứu, tự thiết kế mẫu và sản phẩm mới trong lĩnh vực dệt may và da giày, phát triển và liên kết ngành công nghiệp thời trang với dệt may và da giày. Xây dựng lộ trình về đổi mới công nghệ và hiện đại hóa trong ngành dệt may, da giày nhằm tạo giá trị tăng thêm, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành; tạo mọi điều kiện thuận lợi để phát triển nguồn nguyên liệu cho các ngành: chế biến thực phẩm, thuốc lá, giấy, dầu thực vật, sữa... Điều chỉnh cơ cấu sản phẩm phù hợp thị trường, nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Tập trung phát triển công nghiệp hỗ trợ trong ngành điện tử, cơ khí, dệt may, da giày; rà soát bổ sung chính sách để tiếp tục thực hiện có hiệu quả chương trình cơ khí trọng điểm. Lựa chọn mô hình thí điểm hỗ trợ một số doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trong lĩnh vực dệt may, da giày, linh kiện điện tử, ô tô... và triển khai nhân rộng thành công các mô hình.

Phát triển các ngành công nghiệp ưu tiên

Nhiệm vụ khác là phát triển các ngành công nghiệp ưu tiên nhằm tạo tác động lan tỏa cho toàn ngành công nghiệp. Cụ thể, ưu tiên đầu tư phát triển ngành công nghiệp chế biến sâu đối với các sản phẩm nông lâm, thủy sản, đặc biệt là các sản phẩm Việt Nam có lợi thế cạnh tranh nhằm nâng cao giá trị gia tăng của ngành, qua đó tiêu thụ sản phẩm cho nông dân, tăng giá trị xuất khẩu; khuyến khích phát triển chế biến bằng công nghệ cao.

Thu hút đầu tư phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo và năng lượng mới nhằm đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, đảm bảo thực hiện các mục tiêu về tăng trưởng xanh, giảm thiểu biến đổi khí hậu và cung cấp đầy đủ năng lượng với giá hợp lý, làm động lực phát triển cho các ngành công nghiệp khác.

Đẩy mạnh phát triển sản phẩm cơ khí, ưu tiên phát triển một số ngành, lĩnh vực như: ô tô, các sản phẩm máy nông nghiệp, thiết bị công trình, thiết bị công nghiệp, thiết bị điện, thiết bị y tế, linh kiện phụ tùng ô tô, đóng tàu biển...

Tăng cường công tác xúc tiến thương mại và phát triển thương hiệu đối với các sản phẩm công nghiệp, ngành công nghiệp Việt Nam ưu tiên và thương hiệu của các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam; tập trung nguồn lực triển khai Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia hằng năm vào các ngành công nghiệp Việt Nam có thế mạnh như chế biến thực phẩm, đồ uống, dệt may, da giày… đẩy mạnh công tác phối hợp, cung cấp thông tin và hướng dẫn doanh nghiệp tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại, đặc biệt là thương mại quốc tế.

Ngoài ra là các nhiệm vụ: Đẩy mạnh cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại các DNNN theo đúng lộ trình đã được phê duyệt; thực hiện tái cơ cấu các DNNN trong các ngành công nghiệp nhằm phát huy hiệu quả của các nguồn lực; nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp công nghiệp tư nhân; điều chỉnh phân bố không gian công nghiệp phù hợp với định hướng cơ cấu lại các ngành công nghiệp; xây dựng năng lực hỗ trợ cơ cấu lại các ngành công nghiệp; thúc đẩy phát triển khoa học công nghệ và nguồn nhân lực nhằm cung cấp các giải pháp hỗ trợ thực hiện cơ cấu lại ngành công nghiệp.

Chí Kiên/baochinhphu.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 217

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 214


Hôm nayHôm nay : 35894

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 471942

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73518913