14:20 EDT Thứ sáu, 19/07/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

“Kéo” doanh nghiệp đầu tư vào nông thôn mới

Thứ ba - 03/01/2017 22:21
Hưởng ứng phong trào toàn dân chung sức xây dựng nông thôn mới (NTM), các doanh nghiệp (DN) đóng góp vai trò quan trọng trong hỗ trợ nguồn lực cho các xã, bao tiêu sản phẩm, đầu tư hạ tầng và bảo vệ môi trường nông thôn. Tuy vậy, để "kéo" DN đầu tư mạnh mẽ hơn nữa, việc các cơ quan quản lý tháo gỡ khó khăn cho DN là hết sức cần thiết.

 

Công ty cổ phần Ba Huân đầu tư dây chuyền sản xuất và cung ứng trứng gia cầm tại huyện Phúc Thọ (Hà Nội). Trong ảnh: Dây chuyền xử lý trứng sạch tại Công ty cổ phần Ba Huân (Bình Dương).

Vai trò lớn, khó khăn nhiều

Theo Ban Chỉ đạo Chương trình 02 - CTr/TU Thành ủy Hà Nội, trong giai đoạn 1 (2011-2015), tổng kinh phí đầu tư cho NTM toàn thành phố là hơn 24.816 tỷ đồng, trong đó các DN, tổ chức đã đóng góp gần 2.600 tỷ đồng. Số vốn này được đầu tư hỗ trợ các xã xây dựng quy hoạch, thực hiện các đề án phát triển sản xuất, xây dựng hạ tầng nông thôn. 

Huyện Đan Phượng là một trong những địa phương điển hình làm tốt công tác này. Triển khai xây dựng NTM, toàn huyện đã vận động nhân dân, DN đóng góp được khoảng 300 tỷ đồng, trong đó có các DN trên địa bàn. Ông Trần Việt Lượng, chủ DN sản xuất, cung ứng vật liệu xây dựng xã Hồng Hà cho biết: Tham gia xây dựng NTM, DN đã ứng trước vật tư cho các địa phương hơn 60.000 tấn xi măng và tham gia xây dựng một số tuyến đường nông thôn nhưng không thu lợi nhuận. Nhờ vậy đã giúp các xã giảm chi phí đầu tư khoảng 40% so với dự toán ban đầu. 

Không chỉ hỗ trợ vốn, DN còn đứng ra bao tiêu sản phẩm nông nghiệp. Thời gian qua, với các chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư của trung ương và thành phố, đã có nhiều DN đầu tư hạ tầng vùng sản xuất và liên doanh, liên kết với các hộ dân trong trồng trọt, chăn nuôi. Ví dụ như các DN tiêu thụ rau an toàn, thịt lợn, trứng gia cầm đã liên kết chặt chẽ với nông dân ở các vùng sản xuất nhằm chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, xây dựng mô hình trình diễn giống mới, kỹ thuật mới cho nông dân tham quan học tập; bao tiêu đầu ra sản phẩm. Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Ba Huân (DN sản xuất và cung ứng trứng gia cầm sạch) Phạm Thị Huân cho biết, DN đang hoàn thiện nhà máy sản xuất trứng gia cầm tại huyện Phúc Thọ. Khi đi vào hoạt động, DN sẽ liên kết mạnh với nông dân từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị, mang lại hiệu quả cao cho cả người sản xuất và người tiêu dùng. 

Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn Hà Nội cho biết, những năm qua, các DN đã có nhiều đóng góp lớn vào thành công của chương trình xây dựng NTM Thủ đô. Hiện thành phố có hơn 1.000 DN hoạt động trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Các DN này tập trung chủ yếu kinh doanh cung cấp dịch vụ vật tư đầu vào và làm trung gian phân phối tiêu thụ sản phẩm đầu ra. Nếu lôi kéo được các DN tham gia nhiệt tình vào phong trào xây dựng NTM thì đây sẽ là một nguồn lực vô cùng to lớn.

Tháo gỡ cách nào?

Tại hội nghị tọa đàm DN chung sức xây dựng NTM do Tổng hội Nông nghiệp Việt Nam tổ chức mới đây, một số DN phản ánh, nông nghiệp là lĩnh vực đầu tư lợi nhuận thấp, nhiều rủi ro về thiên tai, thời tiết. Trong khi đó, thị trường tiêu thụ bấp bênh, việc tích tụ ruộng đất khó khăn dù đã phản ánh rất nhiều nhưng Nhà nước vẫn chưa có giải pháp tháo gỡ hiệu quả. Về vấn đề này, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Mía đường Lam Sơn (Thanh Hóa) Lê Văn Tam đề nghị: Nhà nước cần có cơ chế về tích tụ ruộng đất, giao đất để DN có điều kiện đầu tư vào phát triển nông nghiệp, đóng góp cho xây dựng NTM. 

Đối với Hà Nội, gắn với chương trình xây dựng NTM, thành phố đã ban hành rất nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ, thúc đẩy nông nghiệp, nông thôn. HĐND TP Hà Nội đã ban hành Nghị quyết số 25/2013/NQ-HĐND, ngày 4-12-2013 về chính sách khuyến khích phát triển vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh tập trung TP Hà Nội giai đoạn 2014-2020; chính sách khuyến khích phát triển làng nghề TP Hà Nội; Nghị quyết số 03/2015/NQ-HĐND ngày 8-7-2015 về một số chính sách thực hiện Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao TP Hà Nội giai đoạn 2016-2020. Tuy nhiên, do vướng nhiều quy định nên đến nay vẫn rất ít DN được tiếp cận với những hỗ trợ của thành phố. 

Mới đây, Hà Nội đã có văn bản đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư kiến nghị Chính phủ sớm ban hành quy định chi tiết các hình thức hỗ trợ đầu tư quy định tại Khoản 1 Điều 19 Luật Đầu tư 2014 đối với DN đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; hướng dẫn việc triển khai Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19-12-2013 của Chính phủ về chính sách khuyến khích DN đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn theo quy định Luật Đất đai 2013 và Luật Đầu tư 2014 để tháo gỡ khó khăn cho DN đầu tư vào nông nghiệp. Hy vọng với những tháo gỡ vướng mắc đó sẽ góp phần "kéo" DN tham gia tích cực vào tiến trình xây dựng NTM ở các địa phương.
Theo: Minh Phú/hanoimoi.com.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 527


Hôm nayHôm nay : 43896

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 859383

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 64845327