11:33 EST Thứ sáu, 22/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Kết quả xây dựng NTM của Kiên Giang cao hơn bình quân cả nước

Thứ năm - 01/11/2018 23:19
Tính đến cuối tháng 9/2018, toàn tỉnh có 1 huyện đạt chuẩn và 57 xã đạt 19/19 tiêu chí NTM. Trong đó, giai đoạn 2011-2015 đã công nhận 18 xã, từ 2016-2018 công nhận 31 xã. Bình quân đạt 15,8 tiêu chí/xã, cao hơn bình quân cả nước (hiện đang là 14,6 tiêu chí/xã).

Các địa phương có số xã đạt chuẩn NTM cao, là Giồng Riềng (15/18 xã), Tân Hiệp (9/10 xã), Gò Quao (7/10 xã), Kiên Lương (5/7 xã). Nhiều huyện đạt mức bình quân từ 17 tiêu chí/xã trở lên, như Tân Hiệp, Giồng Riềng, Kiên Lương, Gò Quao, Vĩnh Thuận và TX Hà Tiên...  

Tái cơ cấu gắn với xây dựng NTM

Những thông tin phấn khởi trên được ông Tống Văn Thuấn, Chi cục trưởng Chi cục PTNT, Phó Chánh Văn phòng Điều phối NTM tỉnh Kiên Giang báo cáo tại hội nghị trực tuyến với các địa phương nhân dịp sơ kết 3 năm (2016-2018) thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) xây dựng NTM. Hội nghị do UBND tỉnh Kiên Giang tổ chức, dưới sự chủ trì của ông Phạm Vũ Hồng, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG tỉnh Kiên Giang.

16-18-28_1chu_tich_ubnd_tinh_kien_ging_truong_bn_chi_do_cc_chuong_trinh_muc_tieu_quoc_gi_tinh_phm_vu_hong_pht_bieu_chi_do_hoi_nghi_1
Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang, Trưởng ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG tỉnh Phạm Vũ Hồng phát biểu chỉ đạo hội nghị

Để có được kết quả này, nhiều năm qua tỉnh Kiên Giang đã tập trung đầu tư phát SX, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập… Đặc biệt những kết quả đạt được từ tái cơ cấu lại ngành nông nghiệp, đã góp phần đẩy nhanh quá trình xây dựng NTM. Cụ thể, tỉnh đã chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ đất chuyên lúa sang lúa - tôm là 10.290 ha, đất lúa sang trồng cây lâu năm 940 ha, đất lúa vụ mùa (lúa - tôm) sang chuyên nuôi trồng thủy sản 15.524 ha; quy hoạch phát triển vùng chuyên canh rau màu an toàn tập trung quanh các đô thị, khu du lịch… đạt chuẩn VietGAP, GlobalGAP…

Trong 3 năm, toàn tỉnh thành lập mới 121 hợp tác xã (HTX), nâng tổng số lên 320 HTX, với diện tích SX nông nghiệp là 48.526 ha, có 28.611 xã viên tham gia. Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đã tổ chức đào tạo nghề nghiệp cho 85.500 người (3 năm), tỷ lệ học sinh ra trường có việc làm đạt 84%. Đã giải quyết việc làm cho 106.755 lượt lao động, trong đó 335 người đi xuất khẩu lao động.

Tổng nguồn vốn huy động thực hiện chương trình xây dựng NTM giai đoạn 2016-2018 trên địa bàn tỉnh Kiên Giang lên tới 7.524 tỷ đồng, trong đó doanh nghiệp hỗ trợ 650 tỷ đồng và người dân đóng góp 951 tỷ đồng thông qua việc tự nguyện hiến đất, di dời vật kiến trúc và tham gia kiến thiết cơ sở hạ tầng bằng ngày công lao động…  

Xây dựng thêm 4 huyện NTM

Giai đoạn 2019-2020, tỉnh phấn đấu có thêm 4 huyện NTM, gồm Giồng Riềng, Gò Quao, Vĩnh Thuận và Kiên Lương, trong đó ít nhất 2 huyện được công nhận chính thức. Các xã tăng thêm 1-2 tiêu chí/năm và hàng năm có từ 9-10 xã đạt chuẩn NTM. Thu nhập bình quân đạt 50 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ giảm nghèo từ 1-1,5% số hộ/năm. Riêng huyện NTM Tân Hiệp, Giồng Riềng, mỗi huyện có ít nhất 1 xã đạt tiêu chí nâng cao, kiểu mẫu.

16-18-28_2cc_di_bieu_thm_du_hoi_nghi_truc_tuyen_o_du_cu_tinh
Các đại biểu tham dự hội nghị trực tuyến ở đầu cầu tỉnh

Ông Võ Văn Trà, Chủ tịch UBND huyện Gò Quao cho biết, huyện đã có kế hoạch và phân kỳ cụ thể để hoàn thành mục tiêu huyện NTM. Cụ thể, ngay trong năm 2018 sẽ có thêm 1 xã được công nhận, năm 2019 phấn đấu thêm 2 xã và năm 2020 đưa xã cuối cùng về đích để huyện đạt chuẩn NTM.

Cái khó của huyện là thu nhập của người dân còn bấp bênh, khi trúng mùa, trúng giá thì thu nhập tăng, nhưng khi thất mùa là rất nhiều hộ bị rớt ngay tiêu chí này. Ngoài rủi ro về thời tiết do nông dân ứng dụng khoa học kỹ thuật còn yếu kém, nên hiệu quả SX chưa cao, thiếu bền vững. …

Tương tự, Vĩnh Thuận cũng đang nỗ lực để sớm trở thành huyện NTM. Ông Phạm Văn Hậu, Phó Chủ tịch UBDN huyện cho biết, huyện phấn đấu đến cuối năm 2019 sẽ có 7/7 xã đạt chuẩn NTM. Riêng trong 9 tiêu chí xây dựng huyện NTM, hiện Vĩnh Thuận còn một số tiêu chí chưa đạt như văn hóa, môi trường.

“Để giải quyết vấn đề môi trường thì tỉnh nên sớm hỗ trợ, mời gọi doanh nghiệp về đầu tư xây dựng nhà máy xử lý rác tại các vùng nông thôn. Về phát triển SX, ngành nông nghiệp tỉnh Kiên Giang cần xây dựng các mô hình đạt hiệu quả cao để người dân học tập, làm theo…”, ông Hậu đề xuất.

Kiên Lương không nằm trong diện huyện điểm xây dựng NTM, nhưng vẫn nỗ lực phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM trong giai đoạn 2019-2020. Phó Chủ tịch UBND huyện, ông Lê Thanh Hưởng cho biết, đã có 4/7 xã đạt chuẩn, riêng xã Sơn Hải đang chờ thẩm định, có thể đạt trong năm nay. Còn 2 xã Kiên Bình, Bình Trị phấn đấu cuối năm 2019 cán đích. Huyện còn 2 tiêu chí cần phải phấn đấu là môi trường và y tế.

16-18-28_3chuong_trinh_xy_dung_ntm_d_gop_phn_lm_thy_doi_bo_mt_nong_thon_tinh_kien_ging
Chương trình xây dựng NTM đã góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn
Gắn chặt chẽ việc thực hiện chương trình xây dựng NTM với triển khai đề án cơ cấu ngành nông nghiệp, chương trình giảm nghèo bền vững, chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) và chương trình khoa học công nghệ phục vụ xây dựng NTM. Chọn các xã đã đạt chuẩn NTM là Tân Hiệp A (Tân Hiệp), Thạnh Hưng (Giồng Riềng) để làm điểm xây dựng thành xã NTM nâng cao, kiểu mẫu…

Theo ông Hưởng, ngoài quyết tâm xây dựng huyện NTM, địa phương còn chọn 1 xã đã đạt để phấn đấu quyết liệt đến năm 2020 sẽ nâng lên thành xã NTM kiểu mẫu. Đồng thời, kiến nghị tỉnh chọn 1 số xã thực hiện NTM kiểu mẫu để làm điểm, nhân rộng ra. Về quy hoạch, tỉnh sớm hỗ trợ huyện hoàn thành quy hoạch cấp vùng, quy hoạch biển theo quy định.  

Giải pháp đúng, triển khai quyết liệt

Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang, Trưởng ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG tỉnh Phạm Vũ Hồng đánh giá, qua 3 năm của giai đoạn 2 chương trình xây dựng NTM, tỉnh đã đạt kết quả cao. Kế hoạch năm 2020 cả tỉnh có 61 xã đạt chuẩn NTM là không khó. Nhưng để thêm 4 huyện NTM thì từ tỉnh đến huyện phải làm quyết liệt, ít nhất phải có 2 huyện được công nhận chính thức, còn nhiều hơn càng tốt. Phấn đấu đạt 16 tiêu chí/xã, thu nhập không dưới 50 triệu đồng/người/năm.

Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang chỉ đạo các giải pháp thực hiện, là tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức không chỉ với người dân mà cả cán bộ làm công tác NTM. Nâng cao vai trò của Ban chỉ đạo, trách nhiệm của các thành viên từ tỉnh, huyện, xã…

Đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp, đây là giải pháp căn cơ, chuyển từ SX nông nghiệp sang phát triển kinh tế nông nghiệp, hướng đến kinh tế nông thôn bao gồm phát triển SX nông nghiệp, tiêu thủ công nghiệp, dịch vụ nông thôn… với mục đích cuối cùng là tăng thu nhập cho người dân.

16-18-28_4_nghe_nuoi_c_long_be_qunh_do_mng_li_thu_nhp_co_cho_ngu_dn_hon_tre
Nghề nuôi cá lồng bè quanh đảo mang lại thu nhập cao cho ngư dân Hòn Tre

Muốn vậy phải đẩy mạnh đào tạo nghề, chuyển lao động sang phi nông nghiệp. Tập trung nguồn lực xây dựng hạ tầng nông thôn, ưu tiên cấp nước sạch với giải pháp xử lý tại hộ gia đình ở những khu vực thưa dân cư. Rác thải phải có đủ phương tiện thu gom, gia đình phải có hố để xử lý rác.

Rà soát, điều chỉnh quy hoạch, nhất là quy hoạch vùng của huyện. Tập trung làm tốt công tác quốc phòng an ninh, không để xảy ra phạm pháp hình sự. Huy động mọi nguồn lực thực hiện, đầu tư đúng đối tượng, đúng mục tiêu, ưu tiên đầu tư kết cấu hạ tầng thiết yếu cho NTM. Xã hội hóa các nguồn vốn đầu tư, như nước sạch, môi trường, y tế, giáo dục…

Các xã đảo dẫn đầu về thu nhập

Ông Tống Văn Thuấn, Chi cục trưởng Chi cục PTNT, Phó Chánh Văn phòng Điều phối NTM Kiên Giang cho biết, thu nhập bình quân khu vực nông thôn năm 2018 ước đạt 42,7 triệu đồng/người/năm, tăng 1,45 lần so với năm 2015. Trong đó, nhóm xã có thu nhập khá từ 43,9- 53,7 triệu đồng, thuộc các huyện Phú Quốc, Kiên Hải, Hà Tiên, Kiên Lương, Tân Hiệp, Giồng Riềng.

Đáng chú ý là nhóm các xã đảo có mức thu nhập cao, xã cao nhất gần gấp đôi mức trung bình trong đất liền. Cụ thể, xã có thu nhập cao nhất là Hòn Tre (huyện đảo Kiên Hải), đạt 66,4 triệu đồng/người/năm. Tiếp đến là Hàm Ninh (66 triệu), Dương Tơ (65 triệu), Cửa Cạn, Gành Dầu (55 triệu), Hòn Thơm (50 triệu)… của huyện đảo Phú Quốc; Nam Du (52,8 triệu), An Sơn (51 triệu) thuộc huyện đảo Kiên Hải; xã đảo Tiên Hải (56,8 triệu) thuộc TX Hà Tiên; xã đảo Sơn Hải (49 triệu), Hòn Nghệ (42 triệu) thuộc huyện Kiên Lương…

Trong đất liền, cao nhất là 2 xã Hòa Hưng, Hòa Lợi (huyện Giồng Riềng), đều đạt mức thu nhập 52 triệu đồng/người/năm. Xã NTM đầu tiên của tỉnh Kiên Giang là Tân Hiệp A, hiện đạt 51,8 triệu đồng. Xã có mức thu nhập thấp nhất tỉnh là Thổ Châu (huyện Phú Quốc), đạt 24 triệu đồng. Xã trong đất liền có mức thu nhập thấp nhất là Nam Yên (huyện An Biên), đạt 31 triệu đồng.

PHÚC NGHI

Theo Đ.T.CHÁNH/ Nông nghiệp
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 168


Hôm nayHôm nay : 56579

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 971138

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71198453