00:52 EST Thứ sáu, 17/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Khắc phục tình trạng chồng chéo trong quản lý nợ công

Thứ hai - 12/06/2017 09:04
Nợ công và quản lý nợ công là vấn đề quan trọng của an ninh tài chính quốc gia. Cần đổi mới cách thức quản lý, phân định trách nhiệm, quyền hạn, đổi mới quản trị nợ công… mới đáp ứng được yêu cầu cấp bách cơ cấu lại nợ công trong bối cảnh cơ cấu lại nền kinh tế, vì sự bền vững của nền tài chính quốc gia, lành mạnh hóa tài chính nhà nước, ngân sách nhà nước (NSNN).

Chưa rõ trách nhiệm với nợ công

Cuối tháng 5 vừa qua, tại Hà Nội, Bộ Tài chính và Quỹ Phát triển quốc tế của các nước xuất khẩu dầu mỏ (OFID) đã ký hiệp định vay tài trợ trị giá 25,5 triệu USD cho dự án phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) tỉnh Vĩnh Phúc. Theo Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc Nguyễn Văn Trì, trong giai đoạn hiện nay, khi nguồn vốn vay ưu đãi nước ngoài dần bị thu hẹp và điều kiện cho vay chặt chẽ, khắt khe hơn nhiều so với trước đây, định hướng ưu tiên tài trợ cho các dự án, vùng có khả năng vay lại phần vốn vay nước ngoài của Chính phủ đã mở ra con đường mới cho các địa phương để chủ động trong phát triển KT-XH. Các chính quyền địa phương có nhu cầu vay vốn cho phát triển như Vĩnh Phúc buộc phải có trách nhiệm, nghĩa vụ rất cụ thể với khoản vay mà tỉnh đã ký.

Chuyên gia Vũ Hoàng Quyên (Ngân hàng Thế giới) cho biết, sự thay đổi về bối cảnh vay nước ngoài và tài chính công ở địa phương trong tình hình mới đòi hỏi phải cải thiện về cơ chế cho vay lại theo hướng từng bước chuyển từ môi trường ưu đãi sang môi trường có tính chất thị trường hơn. Theo đó, tư duy quản lý nợ và tài chính của địa phương phải chuyển từ phân bổ nguồn lực thuần túy sang quản lý theo nguyên tắc thị trường và dựa trên hiệu quả hoạt động, tức là phải xác định các ngưỡng nợ trên cơ sở năng lực hoàn trả. Đánh giá đầy đủ về năng lực vay nợ của địa phương phải đặt các ngưỡng nợ theo số thu của địa phương, theo số dư nợ, số nợ huy động, số trả nợ, nghĩa vụ nợ trực tiếp, gián tiếp, nghĩa vụ nợ dự phòng…

Sở dĩ vấn đề nợ của chính quyền địa phương được quan tâm trong giai đoạn hiện nay là do các quy định cho vay lại nguồn vay nợ nước ngoài này còn thiếu chặt chẽ. Theo Kiểm toán Nhà nước đánh giá về nợ của chính quyền địa phương năm 2015, một số địa phương chưa xây dựng hạn mức vay, không lập kế hoạch vay và trả nợ vay, bố trí cho các công trình không đúng mục đích, danh mục đăng ký. Có tới 14 trong số 46 địa phương được kiểm toán có mức dư nợ vượt 30% vốn đầu tư xây dựng ngân sách cấp tỉnh theo quy định của Luật NSNN. Một số khoản vay trong năm của địa phương đến hết năm 2015 vẫn không giải ngân hết. “Tuy thế, những quy định cụ thể về trách nhiệm với nợ công đã vay của chính quyền địa phương lại chưa rõ ràng”, chuyên gia Vũ Hoàng Quyên cho biết.

Thống nhất quản lý nợ công

Thực tế quản lý nợ công ở nước ta hiện nay chưa được phân định rõ ràng và sự phối hợp chưa chặt chẽ giữa quản lý nợ công, quản lý ngân sách và quản lý đầu tư công; chưa tách bạch quy định về quản lý vốn vay của Chính phủ theo từng nguồn vốn huy động để bảo đảm quản lý chặt chẽ, hiệu quả hơn trong điều kiện Việt Nam dần không còn tiếp cận nhiều vốn vay ODA; các quy định về cho vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ, cấp và quản lý bảo lãnh của Chính phủ cũng đã bộc lộ những hạn chế cả về đối tượng, điều kiện cho vay lại, cấp bảo lãnh và cơ chế quản lý, giám sát sử dụng vốn vay, kiểm soát rủi ro.

Bên cạnh đó, một số quy định về phân định chức năng, nhiệm vụ của các cấp, các cơ quan liên quan trong quản lý nợ công đã không còn phù hợp trong bối cảnh Hiến pháp năm 2013 và một số luật, nhất là các luật có liên quan trực tiếp đến quản lý nợ công đã có hiệu lực thực hiện thời gian qua như Luật Đầu tư công năm 2015 và Luật NSNN năm 2015. Bản thân công tác quản lý nợ công cũng bộc lộ một số bất cập, gây áp lực lớn lên nghĩa vụ trả nợ (không kể sự gia tăng nợ trong nước). “Trong các nguyên nhân chủ quan, có nguyên nhân nhận thức không đúng, không đầy đủ về kinh tế thị trường, có nguyên nhân do tình trạng dàn trải trong phân bổ sử dụng các nguồn vốn nhưng quan trọng nhất là do năng lực, trình độ tổ chức, do tình trạng phân cấp, phân công trong điều hành và quản lý không rõ ràng, chồng chéo, chia cắt; sự yếu kém trong nhận diện và quản trị rủi ro trong quản lý nợ công”, PGS, TS Đặng Văn Thanh nói.

Cụ thể hơn, PGS, TS Đặng Văn Thanh cho rằng, hiện nay, cơ chế ba cơ quan quản lý nợ công đã làm phân tán các chính sách tài khóa, tiền tệ và quản lý nợ. Nhiều lúc, có hai cơ quan cùng phát hành tín phiếu, tách rời người đi vay, người phân bổ nguồn vốn vay, người trả nợ. Bên cạnh đó, cơ chế này dẫn đến thiếu chủ động trong điều hành vay nợ, không giảm thiểu được chi phí vay nợ.

Các chuyên gia cũng cho rằng, chức năng, nhiệm vụ quản lý nợ công còn chồng chéo, chưa gắn trách nhiệm vay và trả nợ với việc phân bổ, sử dụng nợ công; việc kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán, quyết toán và báo cáo thực hiện đối với vấn đề nợ công chưa được chú trọng đúng mức...

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính ngân sách của Quốc hội Nguyễn Hữu Toàn cho biết, phần lớn các ý kiến của đại biểu Quốc hội và chuyên gia mà Ủy ban thu thập được đều cho rằng, Việt Nam nên hướng tới chuẩn mực, thông lệ tốt của quốc tế trong quản lý nợ công. Theo đó, điều cần thiết nhất là thống nhất đầu mối cơ quan quản lý nợ công, bảo đảm sự đồng bộ trong tổ chức đàm phán, quản lý, sử dụng nợ.

Đại diện Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), ông G.L.Xtơi-lây-ơ cho biết, chức năng quản lý nợ công hiện nay bị phân tán cho nhiều đơn vị, cơ quan, và IMF khuyến nghị chỉ giữ một cơ quan duy nhất. Đây là quy trình chuẩn ở nhiều quốc gia, là cơ sở quyết định bảo đảm việc quản lý nợ công thống nhất với chiến lược quản lý nợ trung hạn và kế hoạch vay trả nợ hằng năm đã được phê chuẩn.

Để nợ công an toàn trong ngưỡng cho phép, cần có sự quản lý tập trung, thống nhất toàn bộ quy trình vay và trả nợ, tránh phân tán, chồng chéo trong chức năng, nhiệm vụ. Cần xây dựng và vận hành một đơn vị chuyên trách thật sự làm nhiệm vụ quản lý và điều phối nợ, vay và trả nợ. Có như vậy, mới có thể quản lý nợ tập trung, đầy đủ, toàn diện và kịp thời, giúp cho việc giám sát tổng thể rủi ro tài khóa từ hoạt động vay nợ của Chính phủ và khu vực công được toàn diện, hiệu quả, cũng như để hoạch định các chính sách/chiến lược nợ hiệu quả với chi phí và rủi ro thấp nhất có thể.

 

 

KIM HOA
http://www.nhandan.com.vn/

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: nợ công, tài chính

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 159


Hôm nayHôm nay : 22431

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 892550

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73939521