07:01 EST Thứ bảy, 11/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Khai thác hiệu quả nhà văn hóa

Thứ năm - 17/08/2017 22:26
Triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới, khu vực ngoại thành Hà Nội đã đầu tư xây dựng hàng nghìn công trình hạ tầng, trong đó có công trình nhà văn hóa thôn, làng. Đây là nơi hội họp, giao lưu, sinh hoạt văn hóa, nâng cao đời sống tinh thần của người dân... Thế nhưng, vấn đề đặt ra là làm thế nào để khai thác hiệu quả giá trị công trình sau đầu tư và duy tu bảo dưỡng để kéo dài “tuổi thọ”?

 


Công trình nhiều ý nghĩa

Nhà văn hóa thôn Bạch Đa, xã Kim Hoa, huyện Mê Linh được xây dựng năm 2015 gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới. Công trình được đầu tư với kinh phí 2,6 tỷ đồng từ nguồn ngân sách nhà nước hỗ trợ. Sau khi hoàn thành, nhân dân địa phương đã đóng góp kinh phí để mua sắm bàn ghế, loa đài, quạt điện... Từ ngày có nhà văn hóa, chi bộ, đoàn thể của thôn có nơi sinh hoạt, đây cũng là nơi nhân dân hội họp bàn việc chung của thôn, xóm... Theo Bí thư Chi bộ thôn Bạch Đa Đỗ Minh Trình, nhà văn hóa xây dựng khang trang, sạch đẹp và được duy trì lịch sinh hoạt thường xuyên và ngày càng thu hút nhân dân tham gia, làm phong phú thêm đời sống văn hóa tinh thần...

Tương tự, tại xã Chương Dương, huyện Thường Tín, Chủ tịch UBND xã Huỳnh Ngọc Huệ cho biết, triển khai xây dựng nông thôn mới, 5/5 thôn của địa phương đã xây dựng nhà văn hóa. Công trình đã thực sự phát huy hiệu quả, nâng cao đời sống tinh thần cho cư dân nông thôn. “Từ khi có nhà văn hóa, các thôn có nơi hội họp, phụ nữ tập văn nghệ, thiếu niên sinh hoạt hè, phụ lão tập dưỡng sinh... bà con rất phấn khởi” - ông Huệ nói.

Cơ sở vật chất văn hóa là tiêu chí quan trọng trong xây dựng nông thôn mới. Đến nay, hầu hết các thôn, làng trên địa bàn TP Hà Nội đều có nhà văn hóa. Tuy vậy, không phải địa phương nào cũng khai thác được hết giá trị công trình nhà văn hóa sau đầu tư. Vẫn còn nhiều nhà văn hóa được đầu tư với kinh phí hàng tỷ đồng, nhưng chỉ để phục vụ mỗi tháng một vài cuộc họp. Mới đây, kiểm tra việc thực hiện Chương trình 02-CTr/TU của Thành ủy tại huyện Đông Anh, ông Lê Quang Hiếu, Bí thư Đảng ủy xã Tiên Dương cho biết, địa phương có 6/6 thôn có nhà văn hóa thôn, nhưng việc khai thác hiệu quả công trình sau đầu tư còn hạn chế. Nhà văn hóa có chức năng là nơi hội họp, sinh hoạt văn hóa tinh thần của người dân, tuy nhiên hiện mới chỉ dừng lại ở nơi hội họp là chủ yếu...

Làm gì để phát huy hiệu quả?

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới nhà văn hóa ở một số địa phương chưa phát huy hiệu quả. Theo Phó Trưởng phòng Văn hóa và Thông tin huyện Ba Vì Phùng Thị Họa My, trong giai đoạn 2011-2015, nhiều địa phương của huyện mới chỉ dừng ở việc xây dựng các nhà hội họp đơn thuần. Do quy mô nhỏ nên không thể lồng ghép được các hoạt động văn hóa, thể thao...

Tại xã Chương Dương, huyện Thường Tín, sau đầu tư, địa phương này đã bàn giao cho các thôn quản lý trực tiếp nhà văn hóa. Theo Trưởng khu dân cư số 3, xã Chương Dương Lê Như Sơn: "Việc tìm người trông nom không phải dễ. Bởi, người “giữ chìa khóa" đòi hỏi phải có thời gian để sẵn sàng mở cửa nhà văn hóa phục vụ thôn làng khi có yêu cầu, làm vệ sinh, bảo vệ tài sản chung; trong khi đó, thù lao nhận được gần như không có gì". 

Một khó khăn nữa đó là ở hầu hết các địa phương đều thiếu “hạt nhân” khơi dậy các hoạt động văn hóa cơ sở. Do không có nhiều hoạt động nên nhà văn hóa thường xuyên đóng cửa. Theo Chủ tịch UBND huyện Đan Phượng Nguyễn Hữu Hoàng, duy trì thành quả của chương trình xây dựng nông thôn mới, huyện đã xây dựng Đề án phát triển văn hóa cơ sở. Toàn huyện Đan Phượng hiện có 120 nhà văn hóa ở các thôn, cụm dân cư. Để “vận hành” nhà văn hóa, huyện Đan Phượng hỗ trợ các Ban chủ nhiệm nhà văn hóa thôn kinh phí trông nom, bảo vệ, vừa là nòng cốt trong phong trào văn hóa ở cơ sở.

Cũng theo ông Nguyễn Hữu Hoàng, để nhà văn hóa thôn, làng, xã phát huy hiệu quả, các địa phương cần quan tâm lồng ghép các hoạt động như: Xây dựng các phòng chức năng phục vụ đọc sách báo, thư viện, các hoạt động tin truyền thanh, câu lạc bộ, tập luyện các môn thể thao đơn giản. Cùng với đó là đầu tư các công trình phụ trợ, như nhà để xe, khu vệ sinh, vườn hoa; các thiết bị máy móc, bàn ghế, dụng cụ thể dục thể thao để thu hút người dân đến sinh hoạt...

Mới đây, kiểm tra việc thực hiện Chương trình 02-CTr/TU của Thành ủy trên địa bàn huyện Mê Linh, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Nguyễn Thị Bích Ngọc lưu ý, các địa phương cần xây dựng quy chế hoạt động của nhà văn hóa thôn để phát huy hiệu quả hơn nữa công trình sau đầu tư.
Theo: Nguyễn Mai/hanoimoi.com.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: công trình

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 272

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 269


Hôm nayHôm nay : 51506

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 424333

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73471304