17:57 EST Thứ bảy, 11/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Khẩn trương tháo gỡ vướng mắc trong việc triển khai bảo hiểm tàu cá theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP

Thứ sáu - 06/12/2019 03:33
Sáng 06/12/2019, Đoàn công tác của Bộ Tài chính và Hiệp hội Bảo hiểm đã làm việc với đại diện Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn (NN&PTNT), Chi cục Thủy sản tỉnh Bình Định và đại diện Tổng công ty Bảo hiểm Petrolimex (PJICO), PJICO Bình Định về tình hình triển khai bảo hiểm cho ngư dân theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP (Nghị định 67) và Nghị định 17/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 67 về chính sách phát triển thủy sản (Nghị định 17).
Đoàn công tác của Bộ Tài chính và Hiệp hội Bảo hiểm đã làm việc tại tỉnh Bình Định  về việc triển khai bảo hiểm tàu cá theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP

Đoàn công tác của Bộ Tài chính và Hiệp hội Bảo hiểm đã làm việc tại tỉnh Bình Định về việc triển khai bảo hiểm tàu cá theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP

Vì sao ngư dân chưa ra khơi?

Tại buổi làm vệc, ông Trần Văn Phúc - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT, Phó Trưởng ban thường trực Ban Chỉ đạo thực hiện Nghị định 67 tỉnh Bình Định cho biết, Luật Thủy sản và các văn bản hướng dẫn không quy định việc các chủ tàu phải thực hiện mua bảo hiểm trước khi ra khơi; đồng thời, bảo hiểm tàu cá cũng không phải là loại hình bảo hiểm bắt buộc, ngư dân có thể lựa chọn mua bảo hiểm theo Nghị định 67 hoặc chính sách bảo hiểm khác. Do vậy, DNBH và ngư dân thực hiện giao kết hợp đồng bảo hiểm trên nguyên tắc tự nguyện, phù hợp với quy định pháp luật; mặt khác cũng không có quy định nào của pháp luật yêu cầu chủ tàu phải mua bảo hiểm cho tàu trước khi ra khơi.

“Từ tháng 8 đến nay, ở Bình Định đang có 28 chiếc tàu không có bảo hiểm nên Ngân hàng không cho ra khơi. Việc nằm chờ đã khiến ngư dân không khai thác được hải sản, không có tiền trả ngân hàng và việc thực hiện vươn khơi bám biển theo Nghị định 67 không có hiệu quả trong khi trên thực tế, có nhiều ngư dân thực hiện rất tốt theo đúng tinh thần của Nghị định 67. Cách đây hai tháng, Ban Chỉ đạo thực hiện Nghị định 67 cũng đã làm việc với các ngân hàng và một số doanh nghiệp bảo hiểm khác (Bảo Việt, Bảo Minh) để tìm cách tháo gỡ nhưng chỉ có tàu gỗ được các doanh nghiệp đồng ý bảo hiểm, còn các tàu sắt chưa được tháo gỡ vì đây là bảo hiểm tự nguyện, không có quy định bắt buộc các doanh nghiệp phải bán cho ngư dân. Sở dĩ các doanh nghiệp bảo hiểm e ngại là do gần đây có nhiều vụ chìm tàu không rõ nguyên nhân, chứng cứ cụ thể. Vấn đề này đã được Tỉnh chỉ đạo, yêu cầu công an vào cuộc điều tra, làm rõ nguyên nhân. Chiều nay (06/12), Ban Chỉ đạo thực hiện Nghị định 67 cũng sẽ họp để đề xuất với Tỉnh các phương án xử lý vấn đề này” - Ông Phúc chia sẻ.

Tại cuộc họp, ông Bùi Hữu Phú - Trưởng phòng Quản lý, giám sát bảo hiểm phi nhân thọ, Trưởng đoàn công tác đồng tình với ý kiến của Phó Trưởng ban thường trực Chỉ đạo Nghị định 67 tỉnh Bình Định về việc không có quy định nào cấm tàu ra khơi nếu chưa có bảo hiểm. Ông Phú cũng cho biết: Sau 4 năm triển khai Nghị định 67 đã thu được kết quả rất đáng ghi nhận. Các doanh nghiệp bảo hiểm đã và đang tích cực bám sát và triển khai bảo hiểm đúng tinh thần của Nghị định 67. Theo báo cáo của các doanh nghiệp, tính đến hết 30/9/2019 các doanh nghiệp bảo hiểm đã thực hiện bảo hiểm cho trên 41 nghìn lượt tàu, trên 430 nghìn lượt thuyền viên, riêng tại Bình Định là gần 5 nghìn lượt tàu, trên 44 nghìn lượt thuyền viên.

Ngay sau khi có thông tin phản ánh về việc PJICO dừng bán bảo hiểm tại Bình Định, Bộ Tài chính đã tổ chức làm việc trực tiếp với PJICO và đã có văn bản yêu cầu PJICO tiếp tục phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương và các cơ quan liên quan để triển khai chính sách bảo hiểm theo đúng quy định; Đồng thời, kịp thời tuyên truyền,giải thích để cho ngư dân hiểu đúng, tránh thông tin sai lệch. Về các vụ tồn thất gia tăng đột biến, PJICO cần phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương và các cơ quan liên quan để xác định chính xác nguyên nhân thiệt hại theo đúng quy định của pháp luật. Đồng thời, văn bản trên cũng được gửi cho UBND tỉnh Bình Định để cùng phối hợp triển khai tháo gỡ các vướng mắc cho doanh nghiệp.

P:\Nam 2019\2. TIN BAI\PHONG BAO CHI\Anh minh hoa (A Tuan)\Tau ca.jpg

Chung tay tháo gỡ vướng mắc để ngư dân vươn khơi, bám biển

Địa phương và doanh nghiệp cùng chung tay tháo gỡ

Giải thích thêm về việc kéo dài thời gian cấp đơn bảo hiểm, ông Phạm Thanh Hải - Phó Tổng Giám đốc PJICO cho biết, hiện nay PJICO không có chủ trương dừng bán bảo hiểm theo Nghị định 67. Tuy nhiên, trong 4 năm thực hiện bảo hiểm tàu theo Nghị định 67, tổng có 33 sự cố tổn thất thì riêng năm 2019 có tới 9 sự cố, trong đó cá biệt từ tháng 7 tới tháng 10 có tới 7 sự cố chìm tàu không rõ nguyên nhân. Do vậy, PJICO chỉ đạo các công ty thành viên tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá rủi ro trước khi cấp đơn bảo hiểm, đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật, vì thế quy trình cấp đơn bảo hiểm cần nhiều thời gian hơn trước đây. Tổng công ty PJICO đã yêu cầu PJICO Bình Định trước khi cấp đơn phải gửi hồ sơ về Tổng công ty xem xét. Hiện nay, PJICO đã nhận được đơn xin cấp lại bảo hiểm của 12/28 tàu cá vay vốn ngân hàng theo Nghị định 67, còn 16 tàu hiện chưa gửi hồ sơ xin cấp lại. PJICO đang xem xét các hồ sơ và trong ngày 7/12/2019 PJICO sẽ tiến hành khảo sát thực tế các tàu, hồ sơ nào đủ điều kiện sẽ được cấp đơn ngay để ngư dân kịp thời vươn khơi, bám biển. PJICO đề nghị các Sở, ban ngành cũng như các ngư dân cùng chung tay tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp bằng cách tuân thủ đúng quy định của pháp luật hiện hành về thủy sản cũng như định biên chức danh, lắp đặt thiết bị hành trình,… Bên cạnh đó, việc đề nghị công an tỉnh Bình Định vào cuộc điều tra rõ nguyên nhân chìm tàu góp phần giúp doanh nghiệp yên tâm triển khai bảo hiểm và kịp thời bồi thường cho ngư dân khi sự cố xảy ra.

Phó Trưởng ban thường trực Chỉ đạo thực hiện Nghị định 67 tỉnh Bình Định cho biết, hiện nay tỉnh cũng đang cố gắng thực hiện những quy định mới của Luật Thủy sản số 18/2017/QH14 bằng cách đào tạo để cấp chứng chỉ cho các chức danh định biên như thuyền phó, thợ máy… Ngoài ra, tỉnh cũng đã có chủ trương hỗ trợ 50% kinh phí để ngư dân lắp đặt thiết bị thông báo hành trình. Những tàu nào không tuân thủ đúng quy định thông báo hành trình sẽ bị xử lý theo quy định.

Kết thúc buổi làm việc, ông Bùi Hữu Phú - Trưởng phòng Quản lý, giám sát bảo hiểm phi nhân thọ, Trưởng đoàn công tác Bộ Tài chính hy vọng buổi làm việc chiều ngày 06/12 của Ban Chỉ đạo thực hiện Nghị định 67 sẽ có phương án để ngư dân sớm được ra khơi bám biển. Đại diện đoàn công tác Bộ Tài chính cũng đề nghị PJICO đẩy nhanh việc xem xét, cấp đơn cho những tàu có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật; đồng thời phối hợp với các doanh nghiệp bảo hiểm có liên quan báo cáo kịp thời các khó khăn, vướng mắc và kiến nghị,đề xuất với các cơ quan có thẩm quyền. Tiếp tục phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, các cơ quan liên quan để triển khai chính sách bảo hiểm theo Nghị định 67 theo đúng quy định, nhằm hỗ trợ ngư dân vươn khơi, bám biển.

Trong thời gian tới, Bộ Tài chính cũng sẽ tiếp tục theo dõi việc thực hiện chính sách bảo hiểm để chủ động xử lý hoặc phối hợp với các cơ quan liên quan xử lý kịp thời. Đại diện đoàn công tác đề nghị địa phương và DNBH tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền và phối hợp để sớm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn, nhằm thực hiện hiệu quả, bền vững các mục tiêu chính sách, đảm bảo các quyền lợi chính đáng, hợp pháp của ngư dân, cân đối ngân sách nhà nước và an toàn tài chính của DNBH. Mặc dù đây không phải là loại hình bảo hiểm bắt buộc, tuy nhiên bảo hiểm tàu cá theo Nghị định 67 là nhằm thực hiện chính sách lớn của Nhà nước về phát triển thủy sản. Do đó, cần có sự vào cuộc của các cấp, các ngành và sự tham gia hưởng ứng tích cực của doanh nghiệp bảo hiểm và ngư dân.

Trong thời gian qua, Bộ Tài chính đã liên tục tổ chức các buổi làm việc với các DNBH tham gia và các bên liên quan. Qua buổi làm việc, Bộ Tài chính cũng đã yêu cầu các DNBH báo cáo về tình hình triển khai, trong đó nêu rõ khó khăn, vướng mắc cũng như đề xuất cụ thể về sửa đổi, bổ sung quy tắc bảo hiểm. Mới đây nhất, ngày 2/12, Bộ Tài chính tiếp tục có công văn yêu cầu các DNBH khẩn trương hoàn thành các nội dung nêu trên.

Kim Chung/https://www.mof.gov.vn/

 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 250

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 249


Hôm nayHôm nay : 63221

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 447976

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73494947