10:31 EDT Thứ sáu, 19/07/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Khi GAHP thâm nhập khu dân cư

Thứ bảy - 09/05/2015 12:29
Hơn 3 năm thâm nhập vào khu dân cư, chương trình thực hành chăn nuôi an toàn (GAHP) thuộc Dự án cạnh tranh ngành chăn nuôi và an toàn thực phẩm ( LIFSAP) của Lâm Đồng đã mang lại những hiệu quả tích cực, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tăng cường vệ sinh an toàn trong chuỗi cung ứng sản phẩm thịt, nâng cao lợi nhuận cho người chăn nuôi…

Lâm Đồng hiện đang phát triển 4 vùng GAHP trọng điểm ­gồm Đức Trọng, Lâm Hà, Di Linh và Bảo Lộc với tổng đàn heo 30.675 con, tăng 39,13% so với cùng kỳ năm 2012, quy mô chăn nuôi trung bình 41 con/hộ, tăng 18,53% so với cùng kỳ năm 2013. Qua khảo sát thấy, 100% hộ chăn nuôi xác nhận từ khi được tập huấn và áp dụng quy trình GAHP đã thay đổi những thói quen không tốt như: coi thường các biện pháp khử trùng; chuồng trại không sắp xếp gọn gàng, không vệ sinh thường xuyên; trước cửa ra vào khu vực chăn nuôi không có hố khử trùng, tạo cơ hội trú ngụ cho các sinh vậy gây bệnh…

Chợ Lifsap Thái Phiên, Đà Lạt, một trong những nơi tiêu thụ ổn định sản phẩm "heo GAHP" của người chăn nuôi Lâm Đồng.

Sau khi áp dụng GAHP từ tháng 4/2012 đến nay, có 80% số hộ ghi chép thông tin để đảm bảo truy nguyên nguồn gốc; 85% xây dựng và sử dụng hiệu quả hố khử trùng; 98,75% đầu tư và đưa vào vận hành hiệu quả công trình xử lý nước thải; 100% khu vực chăn nuôi định kỳ khử trùng 1 tháng/lần và 3 tháng/lần dọn dẹp cây cỏ, bụi rậm, để trống chuồng trước khi nuôi lứa tiếp theo; tiêm vắc-xin phòng chống các bệnh bắt buộc theo hướng dẫn của ngành thú y và tiêm các loại thuốc bổ định kỳ cho đàn heo nái sinh sản. Các hộ mong muốn được liên kết chặt chẽ hơn nữa với các đối tác liên quan như: cơ sở giết mổ, các công ty hoặc thương lái thu mua sản phẩm…

Nếu tính trung bình, mỗi lứa heo thịt nuôi thông thường từ 5 - 6 tháng thì nuôi theo quy trình GAHP giảm từ 5-7 ngày, nhưng trọng lượng trung bình vẫn đảm bảo 95kg/con khi xuất chuồng. Nhờ tiết kiệm từ 3-7% chi phí nguyên liệu đầu vào, giá thu mua tăng (đạt gần 40.000-50.000 đồng/kg) nên lợi nhuận nuôi heo GAHP tăng thêm mỗi lứa khoảng 3,7%. Tổng lợi nhuận heo GAHP ­khảo sát trong 3 năm qua đã vượt lên mức 5-10% tùy quy mô của từng hộ chăn nuôi. Riêng trong thời điểm giá quý 4/2014, người chăn nuôi heo GAHP đạt lợi nhuận trung bình gần 821.000 đồng/con/lứa. Bên cạnh đó, doanh thu từ hố ủ phân và hầm biogas mang lại doanh thu không nhỏ cho hộ chăn nuôi heo GAHP.

 Như với quy mô chăn nuôi 41 con/hộ vừa nêu, mỗi hộ xây dựng một hố ủ phân từ 6-12m3, đạt thu nhập hơn 5,5 -11 triệu đồng. Ngoài ra, việc sử dụng khí biogas từ hầm ủ phân làm chất đốt đã giúp cho mỗi hộ tiết kiệm tiền gas hơn 310.000 đồng/tháng. Chưa kể một khối lượng phụ phẩm khí sinh học ( bã thải, nước thải) được sử dụng thường xuyên làm phân bón khá tốt cho các loại cây trồng.

Đánh giá về hiệu quả xã hội thiết thực nhất từ chăn nuôi heo GAHP trong 3 năm qua,  LIFSAP Lâm Đồng nhấn mạnh, dự án đã cải thiện đáng kể sinh kế và chất lượng cuộc sống của khu dân cư. Trong đó, LIFSAP Lâm Đồng đã xây dựng và mở rộng hoạt động hỗ trợ cho chuỗi liên kết giữa người chăn nuôi heo GAHP với cơ sở giết mổ và hệ thống chợ thực phẩm tươi sống. Theo đó, dưới sự giám sát của LIFSAP Lâm Đồng, các cơ sở giết mổ bước đầu đã thực hiện đầy đủ cam kết thu mua sản phẩm heo GAHP từ người chăn nuôi, sau đó cung ứng cho hệ thống chợ thực phẩm an toàn để bán trực tiếp cho người tiêu dùng.

Thời gian tới, LIFSAP Lâm Đồng tiếp tục định hướng hình thành các tổ hợp tác hoặc hợp tác xã chăn nuôi heo GAHP gắn với thị trường tiêu thụ trong và ngoài tỉnh Lâm Đồng một cách ổn định, lâu dài. 

Văn Việt
Theo kinhtenongthon.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: chăn nuôi, an toàn

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 502


Hôm nayHôm nay : 38846

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 851219

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 64837163