18:50 EDT Thứ sáu, 20/09/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Khó tiếp cận vốn khi tham gia liên kết sản xuất

Thứ tư - 03/08/2016 22:38
Dù chính phủ đã ban hành nhiều chính sách để khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp nhưng doanh nghiệp và nông dân khó tiếp cận nguồn vốn vay từ ngân hàng - chủ yếu do thủ tục hành chính.

 

Mô hình cánh đồng lớn ngày càng được nhân rộng. 

Chiều ngày 14/7, tại hội thảo Đối thoại chính sách thúc đẩy liên kết sản xuất, tiếp cận tín dụng ngành hàng lúa gạo, xây dựng cánh đồng lớn, các đại biểu đã tập trung đánh giá lại việc triển khai thực hiện Quyết định 62/2013/TTg của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn. Các đại biểu cho rằng doanh nghiệp và người nông dân khó tiếp cận vốn khi tham gia liên kết sản xuất.

Hiện ĐBSCL là khu vực có diện tích liên kết lớn nhất với khoảng 450.000 ha. Trong đó, nhiều doanh nghiệp như Gentraco (Cần Thơ), Công ty CP Bảo vệ Thực vật An Giang, Tổng công ty Lương thực miền Nam… đã thực hiện mô hình liên kết có hiệu quả.

Tại hội nghị nhiều doanh nghiệp đã chỉ ra những bất cập trong việc thực hiện cánh đồng liên kết. Trong đó, có khoảng 20% nông dân chưa thực hiện đầy đủ hợp đồng bao tiêu, nhiều nơi chính quyền còn thờ ơ khi tham gia vào quá trình xây dựng cánh đồng lớn.

Ông Lê Minh Trượng, Phó tổng giám đốc Công ty Lương thực miền Nam cho biết: Thời gian qua, trong quá trình doanh nghiệp cùng nông dân tham gia xây dựng cánh đồng lớn, gắn tiêu thụ nông sản phải đối diện với nhiều khó khăn cụ thể, nhiều vùng sản xuất cơ sở hạ tầng giao thông chưa thuận lợi, khi vận chuyển phải qua nhiều khâu làm giá thành đội lên 200 - 300 đồng/kg lúa.

Dù chính phủ đã ban hành nhiều chính sách để khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp nhưng doanh nghiệp và nông dân khó tiếp cận nguồn vốn vay từ ngân hàng - chủ yếu do thủ tục hành chính.

Các đại biểu còn cho rằng, Bộ NN&PTNT cần tiếp tục đề xuất trình Chính phủ sửa đổi bổ sung chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản.

Trong đó, việc củng cố phát triển HTX và tổ hợp tác là cực kỳ quan trọng. Vì đây là tổ chức tạo ra cầu nối giữa nông dân và doanh nghiệp.

Ngoài ra, Bộ NN-PTNT, Bộ Công thương cần hướng dẫn, giám sát tính hình ở các vùng nguyên liệu xuất khẩu gạo nhằm hạn chế tình trạng doanh nghiệp tham gia hình thức trong xây dựng cánh đồng lớn…

Theo Quốc Trung-Tuấn Quang/daidoanket.vn

 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 229

Máy chủ tìm kiếm : 4

Khách viếng thăm : 225


Hôm nayHôm nay : 56807

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 912127

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 68142290