04:44 EST Thứ hai, 25/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Khởi động Chương trình Mỗi xã một sản phẩm

Thứ sáu - 18/05/2018 20:35
Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) là chương trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát triển nội lực và gia tăng giá trị. Đồng thời, là giải pháp, nhiệm vụ then chốt trong triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020.
Toàn cảnh cuộc họp - Ảnh: VGP/Đỗ Hương

Toàn cảnh cuộc họp - Ảnh: VGP/Đỗ Hương

Chiều 17/5, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức triển khai Quyết định của Thủ tướng Chính về Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) với tổng kinh phí dự kiến khoảng 45.000 tỷ đồng.

Theo số liệu điều tra của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tổng hợp từ khoảng 6.010 doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ gia đình (có đăng ký kinh doanh) hiện đang tổ chức sản xuất 4.823 sản phẩm lợi thế thuộc 6 nhóm sản phẩm.

Cụ thể, nhóm thực phẩm có 2.584 sản phẩm; nhóm đồ uống có 1.041 sản phẩm; nhóm thảo dược có 231 sản phẩm; nhóm vải và may mặc có 186 sản phẩm; nhóm lưu niệm - nội thất - trang trí có 580 sản phẩm; nhóm dịch vụ du lịch nông thôn có 201 sản phẩm. Tuy nhiên, mới có 1.086 sản phẩm có đăng ký/công bố tiêu chuẩn chất lượng (chiếm 22,52%); 695 sản phẩm có đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ (chiếm 14,4%).

Nguồn vốn thực hiện Chương trình OCOP chủ yếu là nguồn xã hội hoá từ vốn của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất tự huy động, vốn vay từ các tổ chức tín dụng, các quỹ đầu tư... Ngoài ra, nguồn vốn ngân sách sẽ hộ trợ một phần.

Mục tiêu của Chương trình OCOP nhằm phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh (ưu tiên phát triển hợp tác xã, doanh nghiệp nhỏ và vừa) để sản xuất các sản phẩm, dịch vụ có lợi thế đạt tiêu chuẩn, có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế, góp phần phát triển kinh tế nông thôn theo hướng phát triển nội lực và gia tăng giá trị.

Bên cạnh đó, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao thu nhập, đời sống cho nhân dân và thực hiện hiệu quả nhóm tiêu chí “Kinh tế và tổ chức sản xuất” trong Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016-2020.

 

Ngoài ra, thông qua việc phát triển sản xuất tại khu vực nông thôn, góp phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn; thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn hợp lý (giảm bớt tình trạng dân di cư ra thành phố), bảo vệ môi trường và bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống của Việt Nam. 
Ông Tăng Minh Lộc, tư vấn của chương trình:"Cần có sự nhận thức đồng bộ rõ ràng từ Trung ương đến địa phương thì mới có thể triển khai được chương trình hiệu quả" - Ảnh: VGP/Đỗ Hương

 

Trên cơ sở phân tích, đánh giá, cho thấy hầu hết các sản phẩm, dịch vụ trên đều có khả năng, dư địa để phát triển, đa dạng hóa sản phẩm và thương mại hóa nếu được chú trọng đầu tư, được chỉ đạo tổ chức thực hiện cụ thể một cách bài bản, thống nhất, đồng bộ, góp phần tạo chuyển biến căn bản trong phát triển kinh tế nông thôn để nâng cao thu nhập cho người dân một cách bền vững.

Đến hết tháng 4/2018, cả nước đã có 60/63 tỉnh, thành triển khai xây dựng khung Chương trình OCOP cấp tỉnh; trong đó, có 30 tỉnh đã lập xong Đề án (tỉnh Hà Giang đã phê duyệt Đề án, tỉnh Quảng Ninh đã phê duyệt Đề án giai đoạn 2); 28 tỉnh đang lập và lấy ý kiến của các đơn vị liên quan của tỉnh, chờ Đề án quốc gia phê duyệt sẽ làm căn cứ phê duyệt Đề án riêng của tỉnh.

Theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trần Thanh Nam, hiện nay, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang tập trung triển khai một số nhiệm vụ trước mắt là triển khai thực hiện hiệu quả Chương trình OCOP theo đúng nội dung và tiến độ, đảm bảo tính đồng bộ, kịp thời và thống nhất, góp phần thực hiện thành công Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020.

Đến năm 2020, tiêu chuẩn hóa ít nhất 50% sản phẩm hiện có, tương ứng với 2.400 sản phẩm; phát triển 8 - 10 mô hình Làng văn hóa du lịch và củng cố và kiện toàn 100% doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia Chương trình.

Cùng đó, phát triển mới 500 doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã tham gia Chương trình, đẩy mạnh xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm OCOP, đào tạo tập huấn kiến thức chuyên môn cho 1.200 cán bộ quản lý nhà nước, 100% lãnh đạo doanh nghiệp, hợp tác xã.

Đỗ Hương/baochinhphu.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: chương trình

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 229

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 227


Hôm nayHôm nay : 44414

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1182518

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71409833