13:22 EDT Thứ hai, 22/07/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Khơi thông dòng chảy vốn “công nghệ cao”

Thứ tư - 24/05/2017 23:56
Agribank đã triển khai thực hiện Nghị định 55 về chính sách tín dụng phát triển nông nghiệp nông thôn, trong đó có nhiều dự án nông nghiệp CNC đã cho vay theo chương trình này.

Với mong muốn làm giàu trên quê hương, nhiều nông dân đã mạnh dạn đưa  công nghệ cao (CNC) vào nông nghiệp, góp phần tăng doanh thu, thay đổi bộ mặt một vùng quê.

Cầm tấm bằng cử nhân công nghệ thông tin nhưng anh Lý Anh Phúc (Củ Chi) lại đam mê nghề nông nên đã quyết định khởi nghiệp nông nghiệp ứng dụng CNC. Lên kế hoạch cụ thể, Phúc mạnh dạn đầu tư hệ thống tự tưới nước nhỏ giọt theo giờ và có thể thay đổi theo thời tiết, hệ thống nhà lưới ngăn côn trùng.

Anh Phúc chia sẻ: “Do không phải con nhà nông nên tôi phải tốn hơn 1 năm không có thu nhập để tìm hiểu thật kỹ trồng loại cây nào là phù hợp, phải qua giai đoạn thử nghiệm sản phẩm, rồi mới đưa ra thăm dò thị trường xem có tiêu thụ được không, có lãi không... Có thể nói, đầu tư CNC vào nông nghiệp tốn chi phí nhưng lại hạn chế được nhiều rủi ro như sâu bệnh, sản phẩm kém chất lượng...”.

Nhiều nông dân đã mạnh dạn đưa CNC vào nông nghiệp, góp phần tăng doanh thu, thay đổi bộ mặt vùng quê

Gia đình anh Phạm Huy Đà ở xã Trung Lập Hạ, huyện Củ Chi cũng là điển hình thành công nhờ ứng dụng CNC trong nông nghiệp. Khu vườn rau rộng 3.500m² mà anh Phạm Huy Đà đang thuê lại để canh tác cũng đã giúp đổi đời cho gia đình anh. Ở quê không có đất canh tác nhưng hiểu rõ kỹ thuật trồng rau nên gia đình anh quyết định chuyển vào TP. Hồ Chí Minh. Sau một thời gian lăn lộn gia đình quyết định định cư ở Củ Chi vào năm 2011 với nghề trồng rau sạch ứng dụng CNC. Hiện nay mỗi tháng anh Đà để ra được khoảng 20 triệu đồng, đảm bảo được cuộc sống đầy đủ cho cả gia đình.

Những lợi thế mà nông nghiệp CNC đang mang lại có thể khẳng định đây chính là “lối thoát” cho tín dụng tam nông hiện nay, đồng thời là động lực tái cơ cấu nền nông nghiệp bền vững trong tương lai. Tuy nhiên, đầu tư sản xuất CNC đòi hỏi phải có nguồn vốn lớn. Điều này khiến DN chưa mạnh dạn đầu tư vào nông nghiệp. Tháo gỡ vấn đề này, Chính phủ đã chỉ đạo cho vay gói tín dụng 100 nghìn tỷ đồng với lãi suất thấp, cơ chế thông thoáng nhằm giải “cơn khát” vốn để phát triển nông nghiệp ứng dụng CNC. Chính sách đã có, tuy nhiên để triển khai được cũng không dễ. Đã có nhiều vướng mắc từ nhiều phía khiến việc giải ngân gói tín dụng này vẫn giậm chân tại chỗ.

Về phía Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, bộ này đã ban hành Bộ tiêu chí để xác định dự án ứng dụng nông nghiệp CNC và dự án nông nghiệp sạch. Bộ tiêu chí này có thể coi là “cánh cửa” để DN rộng đường tiếp cận được gói 100 nghìn tỷ đồng với lãi suất giảm từ 0,5% đến 1,5% so với lãi suất vay thông thường như chỉ đạo của ngành NH.

Tuy vậy, ngay cả khi đã có Bộ tiêu chí này, các DN vẫn còn nhiều điểm băn khoăn. “Chúng tôi vẫn đang thắc mắc rằng có phải chỉ cần vào khu CNC là được tiêu chuẩn CNC hay không? Vào khu nông nghiệp CNC thì hoạt động của công ty được kiểm soát như thế nào để chứng minh đang hoạt động CNC”, ông Trần Quốc Toản - Giám đốc một DN TNHH về lĩnh vực nông nghiệp - băn khoăn.

Không chỉ DN lớn, DN nhỏ cũng tỏ ra bối rối trước tiêu chí của Bộ đưa ra. Ông  Nịnh Văn Trắng, Giám đốc Công ty CP Kinh doanh lâm sản Đạp Thanh (huyện Ba Chẽ, Quảng Ninh) bày tỏ, băn khoăn lớn nhất khi vay theo gói tín dụng mới này là liệu cơ sở của mình có thuộc đối tượng cho vay hay không, vì hiện nay để cơ sở kinh doanh đáp ứng đầy đủ các tiêu chí trên là khá khó. May chăng chỉ là những DN sản xuất kinh doanh phạm vi lớn, có quy mô trên cả nước mới tiếp cận được gói tín dụng này.

Ông Trần Mạnh Báo - Tổng giám đốc Tổng công ty Giống cây trồng Thái Bình - cũng bày tỏ lo lắng: “Về gói 100 nghìn tỷ đồng này, các NH cũng là đơn vị kinh doanh nên khi cho các DN vay sẽ yêu cầu phải đủ các điều kiện đảm bảo an toàn vốn. Tuy nhiên, với một DN chưa hình thành tài sản muốn vay gói này thì không có gì để thế chấp”.

Giải đáp những thắc mắc của DN, bà Nguyễn Thị Phượng - Phó Tổng giám đốc Agribank cho hay: “NH luôn đứng cùng phía với DN bởi xét cho cùng, NH là một nhà đầu tư. Nhà đầu tư rất mong muốn đầu tư vào DN hiệu quả, các dự án khả thi và có khả năng thu hồi vốn. Cùng với DN, NH sẽ xem xét ở tất cả các góc độ, rủi ro có thể xảy ra đối với một dự án chứ không chỉ riêng về tài sản đảm bảo. “Tôi xin nhấn mạnh là đối với các dự án, đặc biệt là dự án nông nghiệp CNC, vấn đề tài sản đảm bảo không phải là trọng yếu… Vấn đề NH quan tâm là làm sao giảm thiểu được tất cả các yếu tố, vấn đề rủi ro xung quanh một dự án từ khâu đầu tư cho đến khâu sản xuất, tiêu thụ và cuối cùng khả năng thu hồi vốn dự án”, bà Nguyễn Thị Phượng khẳng định.

Thực tế trước khi có gói tín dụng CNC, Agribank đã triển khai thực hiện Nghị định 55 về chính sách tín dụng phát triển nông nghiệp nông thôn, trong đó có nhiều dự án nông nghiệp CNC đã cho vay theo chương trình này. Đến tháng 11/2016, một lần nữa, Agribank đi đầu khi đưa ra gói tín dụng nông nghiệp sạch có quy mô lên đến 50 nghìn tỷ đồng với lãi suất ưu đãi. Đến thời điểm này, gói tín dụng của Agribank giải ngân cho 18 DN với số vốn trên 2.000 tỷ đồng.

Việc Agribank luôn khởi xướng đi đầu trong đầu tư nông nghiệp CNC, nông nghiệp sạch được lãnh đạo Agribank chia sẻ, đó không chỉ là việc thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, NHNN, mà Agribank rất mong muốn nền nông nghiệp chuyển đổi mạnh mẽ tăng giá trị gia tăng sản phẩm nông nghiệp. Vì hơn 2/3 dư nợ của Agribank dành cho tam nông nên khi tái cơ cấu nông nghiệp thành công thì sự phát triển của Agribank đối với nông nghiệp nông thôn theo đó cũng bền vững, hiệu quả hơn. Do đó, hơn ai hết, Agribank kỳ vọng đẩy được nhiều vốn đầu tư cho phát triển vào khu vực này.

Một trong những lý do NH và DN vẫn chưa gặp nhau trong gói 100 nghìn tỷ đồng này theo nhận định của ông Đặng Kim Sơn - nguyên Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn, Bộ NN&PTNT, đó chính là lòng tin giữa DN và NH. Có sự đắn đo về tính hiệu quả dự án đầu tư của DN vì nếu thua lỗ thì cả hai bên cùng mất. Ngoài ra, khoa học công nghệ mà DN áp dụng được đánh giá mức độ hiệu quả đến đâu? Thông thường, các quốc gia trên thế giới có hệ thống quỹ đầu tư mạo hiểm để đầu tư cho công nghệ, nhất là nông nghiệp CNC. Tuy nhiên, đây không phải là quỹ đầu tư mạo hiểm mà là quỹ đầu tư để phát triển do đó phải đương đầu với rủi ro. Đó chính là yếu tố các bên e ngại. Điều này trong kinh doanh theo ông Sơn cũng là hợp lý.

Theo quan điểm của ông Sơn, đối với những chính sách lớn như gói tín dụng nông nghiệp CNC, cần có sự hỗ trợ của Chính phủ dưới nhiều hình thức bằng ngân sách hoặc cơ chế. Nếu không khó tạo động lực cho DN hay NH tham gia chương trình này. Quan trọng nữa theo bà Phượng là các chính sách triển khai những chương trình lớn đưa ra cần phải đồng bộ. Một trong những chính sách được đề cập rất nhiều lần khi đầu tư tín dụng nông nghiệp đó là bảo hiểm nông nghiệp cần phải nhanh chóng triển khai đồng bộ cùng chính sách tín dụng. Vì đầu tư lĩnh vực nông nghiệp chịu khá nhiều rủi ro như thiên tai, dịch bệnh, đầu ra bấp bênh…

Ngoài mở rộng chính sách bảo hiểm nông nghiệp để cả DN, hộ gia đình và các NH yên tâm hơn khi bỏ vốn đầu tư, lãnh đạo Agribank rất mong mỏi sự vào cuộc của các địa phương khi quy hoạch sản xuất, không để các dự án CNC chồng lấn nhau. Đặc biệt, vai trò các bộ ngành cũng rất quan trọng trong việc xây dựng các kênh phân phối, tiêu thụ sản phẩm cho bà con nông dân…

Vay vốn lãi suất cạnh tranh của Agribank

Agribank đang dành 5.000 tỷ đồng để thực hiện chương trình cho vay lãi suất cạnh tranh chỉ từ 8-9%/năm để đáp ứng đa dạng các nhu cầu phục vụ đời sống của khách hàng cá nhân trên địa bàn TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Theo đó, các khách hàng cá nhân đáp ứng các điều kiện về tín dụng theo quy định hiện hành, sẽ được vay vốn tại Agribank với lãi suất cho vay trung và dài hạn là từ 8-9%/năm, thời gian áp dụng lãi suất ưu đãi tối đa 12 tháng đầu kể từ ngày giải ngân đối với khoản vay. Chương trình sẽ kéo dài đến hết ngày 31/12/2017.

Minh Đăng

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 229

Máy chủ tìm kiếm : 5

Khách viếng thăm : 224


Hôm nayHôm nay : 52432

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1020788

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 65006732