15:28 EST Thứ hai, 30/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Khơi thông nguồn vốn vào nông nghiệp

Thứ năm - 23/02/2017 08:10
Theo các chuyên gia, xây dựng các mô hình nông nghiệp công nghệ cao là xu hướng của nền nông nghiệp hiện đại. Việt Nam cũng đã và đang có nhiều chính sách nhằm đẩy mạnh phát triển nông nghiệp công nghệ cao...

Nắm bắt được nhu cầu thị trường đối với rau sạch, chị Nguyễn Thị Thanh Hà, chủ cơ sở sản xuất rau quả Vietgap Thanh Hà (Thường Tín, Hà Nội) đã đầu tư mạnh vào sản xuất rau theo tiêu chuẩn Vietgap. Trên phần diện tích canh tác 1 ha, chị Hà dành 1.000 m2 làm nhà lưới để ươm giống, còn lại là trồng rau. Hiện cơ sở đang sản xuất trồng nhiều loại giống rau quả nhập khẩu từ Hà Lan chất lượng cao và được trồng theo tiêu chuẩn Vietgap.

Mô hình nông nghiệp công nghệ cao mang lại hiệu quả to lớn

Mô hình trồng rau của cơ sở sản xuất rau quả Vietgap Thanh Hà khá hiện đại. Riêng về trang thiết bị để tưới nước đã chiếm trên 200 triệu đồng chi phí. Với quy trình sản xuất khép kín, không sử dụng hóa chất hay thuốc tăng trưởng, sản phẩm rau Thanh Hà đã được chứng nhận đạt chất lượng, an toàn, từ đó việc tiêu thụ đã thuận lợi và đạt hiệu quả hơn. Ước tính, thu hoạch rau mỗi năm của cơ sở đạt 55 tấn, sản lượng cung cấp ra thị trường khoảng 150 kg rau/ngày.

Theo các chuyên gia, xây dựng các mô hình nông nghiệp công nghệ cao là xu hướng của nền nông nghiệp hiện đại. Việt Nam cũng đã và đang có nhiều chính sách nhằm đẩy mạnh phát triển nông nghiệp công nghệ cao. Đã có rất nhiều mô hình được đầu tư xây dựng trên cả nước và mang lại hiệu quả to lớn, không chỉ giúp DN đạt lợi nhuận cao mà còn giúp các hộ nông dân cải thiện được đời sống. Bên cạnh đó các nông sản được sản xuất theo mô hình này có thể xây dựng được thương hiệu mạnh, đủ sức cạnh tranh ở cả thị trường trong nước và quốc tế.

Hiện nay trên địa bàn TP. Hà Nội, một số cơ sở đã ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, chế biến, bảo quản nông sản cho năng suất vượt trội, giá trị tăng cao, bảo đảm an toàn thực phẩm. Giá trị sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn thành phố hiện đạt 25%.

Tuy nhiên trên thực tế, việc ứng dụng công cao vào sản xuất nông nghiệp vẫn còn một số rào cản, ảnh hưởng tới việc nhân rộng các mô hình. Trong đó, đáng kể nhất là kinh tế hộ nông nghiệp nhỏ vẫn chiếm tỷ trọng cao và đang ngày càng bộc lộ những hạn chế, yếu kém về năng lực tài chính, cũng như quy mô sản xuất và chất lượng sản phẩm.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội cho biết, hiện nông nghiệp Hà Nội mới chỉ phát triển theo hướng ứng dụng công nghệ cao chứ chưa mở rộng được mô hình sản xuất này, nguyên nhân chủ yếu là do thiếu vốn. Theo khảo sát, có tới 90% DN hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp có vốn dưới 10 tỷ đồng. Trong khi đó, đến nay nguồn kinh phí hỗ trợ cho chương trình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của Hà Nội vẫn chưa bố trí được.

Bản thân chị Hà cũng vướng vấn đề về vốn khi đầu tư bởi các máy móc hiện đại, trang thiết bị cho mô hình trồng rau công nghệ cao có chi phí khá lớn. Chính vì vậy gia đình chị ngoài nguồn vốn tích cóp được thì cũng phải vay mượn, kể cả vay ngân hàng. Tuy nhiên nguồn vốn vay ngân hàng hạn chế bởi các tài sản thế chấp của gia đình có giá trị không lớn.

Để đẩy mạnh phát triển ngành nông nghiệp, nhất là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, Hà Nội cũng đã xây dựng một số chính sách hỗ trợ, khuyến khích các DN, cá nhân, hộ gia đình ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp như tập huấn khoa học - công nghệ, đầu tư một phần hạ tầng… Theo lãnh đạo UBND TP. Hà Nội, để tạo động lực cho nông nghiệp Thủ đô tái cơ cấu theo hướng sản xuất hàng hóa, ứng dụng công nghệ cao việc khơi thông dòng vốn trong lĩnh vực này đóng vai trò rất quan trọng.

Theo chủ trương đó, phía ngành Ngân hàng Hà Nội cũng nỗ lực cung ứng vốn cho lĩnh vực này. Trong 5 năm (2010 - 2015), bình quân tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn là 20,45%/năm. Tính đến cuối năm 2016, dư nợ cho vay nông nghiệp, nông thôn tại Hà Nội đạt trên 80.000 tỷ đồng…

Với nguồn vốn ngân hàng, vốn hỗ trợ của địa phương và chính sách hỗ trợ khác, Hà Nội phấn đấu nâng giá trị nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của thành phố chiếm 35% tổng giá trị toàn ngành, như mục tiêu đặt ra tại Kế hoạch Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao 2016-2020.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: nông nghiệp

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 153


Hôm nayHôm nay : 35258

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1322933

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73005642