16:27 EST Thứ ba, 07/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Không cấp phép đầu tư dự án nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao

Thứ hai - 13/02/2017 04:40
(Chinhphu.vn) - Kiên quyết không cấp phép đầu tư xây dựng các dự án nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao, không đảm bảo các yêu cầu về xử lý môi trường. Các dự án chỉ được đưa vào vận hành khi có hệ thống xử lý nước thải, chất thải bảo đảm các yêu cầu bảo vệ môi trường.
Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Đó là yêu cầu trong thông báo ý kiến kết luận của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng tại Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2016 và triển khai nhiệm vụ năm 2017 của ngành tài nguyên và môi trường.

Phó Thủ tướng yêu cầu ngành tài nguyên và môi trường tiếp tục hoàn thiện thể chế, chính sách, pháp luật: rà soát, điều chỉnh bổ sung kịp thời các quy định pháp luật trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường để người dân, doanh nghiệp tiếp cận nguồn tài nguyên một cách bình đẳng, theo yêu cầu của thực tiễn nhằm tạo động lực, môi trường thuận lợi để huy động nguồn lực cho đầu tư phát triển. Đặc biệt là nghiên cứu điều chỉnh, bổ sung quy định pháp luật về bảo vệ môi trường, về đất đai để khuyến khích việc tập trung tích tụ đất đai, thúc đẩy công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá; tăng cường các công cụ kinh tế trong quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu phù hợp với thể chế kinh tế thị trường và hội nhập.

Đồng thời rà soát các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường, đặc biệt liên quan đến tài nguyên đất đai, tài nguyên nước, khoáng sản, tài nguyên biển, xử lý chất thải, khí khải; gắn xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch với việc ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu và tái cấu trúc các ngành kinh tế, các lĩnh vực sản xuất; tăng cường quản lý, kiểm soát chặt chẽ việc thực hiện quy hoạch, khắc phục tình trạng đầu tư tự phát, phong trào, sử dụng lãng phí đất đai, tài nguyên nước, khoáng sản không theo quy hoạch, kế hoạch. Nâng cao chất lượng, hiệu quả của các dự án khai thác tài nguyên.

Bên cạnh đó nâng cao chất lượng thẩm định, đánh giá tác động môi trường và tăng cường kiểm tra giám sát việc thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường của các dự án đầu tư xây dựng, đặc biệt là công tác hậu kiểm; kiên quyết không cấp phép đầu tư xây dựng các dự án nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao, không đảm bảo các yêu cầu về xử lý môi trường. Các dự án chỉ được đưa vào vận hành khi có hệ thống xử lý nước thải, chất thải bảo đảm các yêu cầu bảo vệ môi trường.

Đối với dự án của Formosa, Bộ Tài nguyên Môi trường cần tiếp tục giám sát, kiểm soát chặt chẽ công nghệ sản xuất, công nghệ xử lý môi trường và công tác quản lý môi trường, đảm bảo đáp ứng hoàn toàn các yêu cầu mới cho vận hành theo thiết kế.

Xử lý triệt để cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cũng yêu cầu ngành tài nguyên và môi trường đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực tài nguyên môi trường, nhất là thanh tra, kiểm tra trong các lĩnh vực đất đai, môi trường, tài nguyên nước; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật, gây thất thoát, sử dụng lãng phí tài nguyên; xử lý triệt để cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; xử lý nghiêm các cán bộ, công chức gây phiền hà, nhũng nhiễu người dân và doanh nghiệp. Tuy nhiên, công tác thanh tra, kiểm tra phải có kế hoạch, không gây ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp, người dân, tránh bố trí các đoàn chồng chéo nhau.

Tiến hành điều tra, rà soát phân loại các nguồn thải gây ô nhiễm sông, biển, các vùng kinh tế, đô thị lớn; kiểm soát chặt chẽ việc xả thải vào nguồn nước, nâng cao chất lượng nguồn nước; tập trung cải tạo, phục hồi các khu vực ô nhiễm.

Ngành tài nguyên và môi trường cần tiếp tục nâng cao năng lực, chất lượng dự báo khí tượng thủy văn, nhất là dự báo xa; dự báo, cảnh báo kịp thời các hiện tượng thời tiết cực đoan, nguy hiểm phục vụ phòng, chống, giảm nhẹ thiên tai, vận hành hồ chứa; tập trung đầu tư phát triển mạng lưới trạm quan trắc theo hướng tự động hoá, đồng bộ tích hợp với các lĩnh vực khác.

Phó Thủ tướng giao Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có liên quan khẩn trương xây dựng Đề án chống ô nhiễm không khí tại các đô thị lớn, đặc biệt đối với Thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.  

Minh Hiển
http://baochinhphu.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: môi trường

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 229

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 228


Hôm nayHôm nay : 45557

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 233448

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73280419