14:48 EST Thứ năm, 26/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Không dàn đều chính sách hỗ trợ giảm nghèo

Thứ ba - 09/04/2013 05:51
Cho ý kiến về các chính sách hỗ trợ an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững thời gian tới, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh đề nghị cần xây dựng chính sách đặc thù, không dàn đều như nhau, các đối tượng được hỗ trợ sẽ có sự phân biệt, phân định rõ, theo hướng ưu tiên giảm dần từ hộ nghèo, hộ vừa thoát nghèo đến các hộ cận nghèo.
 

 

Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh tại phiên họp Ban Chỉ đạo Trung ương về giảm nghèo bền vững, sáng 9/4. Ảnh: VGP/Xuân Tuyến

 

Sáng 9/4, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh chủ trì cuộc họp Ban Chỉ đạo Trung ương về giảm nghèo bền vững.

Hiệu quả từ những con số

Trong 2 năm 2011-2012, ngân sách nhà nước đã bố trí gần 24.000 tỷ đồng để hỗ trợ mua thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo, người dân tộc thiểu số, trẻ em dưới 6 tuổi, người thuộc hộ cận nghèo, học sinh, sinh viên. Đã có 29 triệu lượt người nghèo được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí.

Mỗi năm, ngân sách trung ương bố trí trên 4.000 tỷ đồng để thực hiện chính sách miễn giảm học phí cho học sinh nghèo, học sinh dân tộc thiểu số. Hơn 4 triệu lượt học sinh được miễn, giảm học phí, hỗ trợ điều kiện học tập và trợ cấp tiền ăn, nhờ đó tỷ lệ học sinh bỏ học giảm, tỷ lệ huy động trẻ em đến trường theo độ tuổi tăng.

Trong 2 năm qua, 150.000 lao động nghèo được đào tạo nghề miễn phí gắn với tạo việc làm, đến nay đã có trên 8.500 lao động thuộc các huyện nghèo được hỗ trợ đào tạo nghề, giáo dục định hướng và đưa đi làm việc ở nước ngoài.

 

Tỷ lệ hộ nghèo cả nước giảm từ 14% năm 2010 xuống còn 11,76% năm 2011 và 9,6% năm 2012, mục tiêu năm 2013 giảm còn 7,6%, bình quân mỗi năm giảm trên 2%.

Tỷ lệ hộ nghèo tại 62 huyện nghèo theo Nghị quyết 30a giảm từ 58,33% năm 2010 xuống còn 50,97% năm 2011 và 43,89% năm 2012, bình quân giảm trên 7% mỗi năm. Mục tiêu năm 2013 giảm còn 38,89% (giảm 5%).

Năm 2013, vốn dành cho Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững là 5.031,207 tỷ đồng.

Theo Quyết định 167/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, đã có trên 500.000 hộ nghèo được hỗ trợ nhà ở. Ngoài ra, trong 2 năm qua đã có hơn 1 triệu lượt hộ nghèo được vay vốn tín dụng ưu đãi để phát triển sản xuất với mức vay bình quân 12 triệu đồng/lượt. Tính đến 31/12/2012, có 1,9 triệu hộ gia đình được vay vốn tín dụng học sinh, sinh viên cho 2,3 triệu con em đi học, với dư nợ vốn khoảng 36.000 tỷ đồng.

 

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, trong 2 năm 2011-2012 cả nước đã bố trí hơn 10.700 tỷ đồng; trong đó, ngân sách Trung ương bố trí cho các huyện nghèo là 6.840 tỷ đồng. Hàng loạt các chính sách đặc thù đã được triển khai trong việc thực hiện chương trình 30a như: giao khoán, bảo vệ rừng; khai hoang mở rộng sản xuất; chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi; hỗ trợ xuất khẩu lao động; ưu đãi tín dụng; ưu tiên đào tạo, tuyển dụng và ưu đãi đối với cán bộ tại các huyện nghèo đã được triển khai thực hiện.

Hỗ trợ có trọng tâm, trọng điểm

Bên cạnh những kết quả nổi bật nêu trên, các thành viên Ban Chỉ đạo Trung ương về giảm nghèo bền vững cũng đã phát biểu nhiều ý kiến về những điểm còn hạn chế, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện.

 

Ảnh: VGP/Xuân Tuyến

 

Theo đó, mức đầu tư còn thấp so với nhu cầu thực tế; các chính sách hỗ trợ hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo để bảo đảm mục tiêu giảm nghèo bền vững chậm ban hành, sửa đổi. Một số địa phương chưa cụ thể, sâu sát trong công tác chỉ đạo, tổ chức thực hiện cũng như chưa thực sự quan tâm thực hiện các chính sách hỗ trợ sản xuất, tạo sinh kế cho hộ nghèo.

Định hướng chính sách giảm nghèo chung trong năm 2013 và những năm tiếp theo được xác định là giảm dần các chính sách hỗ trợ mang tính trợ cấp, không gắn với điều kiện, để từ đó khuyến khích tính chủ động, vươn lên của người nghèo; quy định thời gian hỗ trợ chính sách với hộ nghèo, đảm bảo công bằng trong thực hiện chính sách. Đồng thời, mở rộng chính sách hỗ trợ đối với hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo.

Các Bộ, ngành cũng sẽ nghiên cứu, bổ sung một số chính sách mang tính trợ giúp trực tiếp cho hộ nghèo dân tộc thiểu số để ổn định đời sống như chính sách hỗ trợ lương thực cho hộ nghèo vùng biên giới; chính sách trợ cấp lương thực cho người nghèo thuộc đối tượng bảo trợ xã hội không có khả năng tự lập.

Phát biểu kết luận cuộc họp, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh khẳng định, việc ưu tiên nguồn lực để thực hiện an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo là chủ trương xuyên suốt, nhất quán của Đảng, Nhà nước và Chính phủ.

“Đây là nhiệm vụ khó khăn, nhưng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, khẳng định tính ưu việt của các chính sách an sinh xã hội của Đảng, nhà nước ta”, Phó Thủ tướng nói.

Phó Thủ tướng cho rằng, trong 2 năm qua, mục tiêu giảm nghèo bước đầu đã đạt được, nhưng tính bền vững còn hạn chế. Ở những vùng khó khăn tuy đã có chuyển biến nhưng còn chậm, do vậy khoảng cách giàu nghèo giữa các địa phương, khu vực, vùng miền ngày càng giãn rộng. Vì vậy, cần phải đánh giá kỹ hơn, rút kinh nghiệm để triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách một cách hiệu quả, thiết thực.

Trên cơ sở đó, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh nhấn mạnh quan điểm tiếp tục ưu tiên, tập trung nguồn lực để thực hiện bằng được các chính sách an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo.

“Trong bối cảnh khó khăn hiện nay, dứt khoát việc đầu tư phải có trọng tâm, trọng điểm. Vùng khó khăn, cần đòi hỏi nhiều công sức, nguồn lực hơn phải được ưu tiên hơn”, Phó Thủ tướng khẳng định.

Các chính sách hỗ trợ cần có đặc thù, không dàn đều như nhau, các đối tượng được hỗ trợ sẽ có sự phân biệt, phân định rõ; thiết kế chính sách theo hướng ưu tiên giảm dần từ hộ nghèo, hộ vừa thoát nghèo đến các hộ cận nghèo.

Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh cũng đề nghị cần thực hiện tốt hơn việc lồng ghép các chính sách hướng đến cùng một đối tượng, triển khai thực hiện trên cùng một địa bàn. Bên cạnh đó, việc phân công giữa các bộ, ngành phải rõ ràng, tránh tình trạng nhiều chương trình phân công cho các bộ, ngành khác nhau, nhưng khi triển khai thiếu đồng bộ, thiếu sự phối kết hợp.

Tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh cũng yêu cầu tăng tốc để hoàn thiện, ban hành ngay trong thời gian từ nay đến cuối tháng 4 một số chính sách được thảo luận kỹ trong lĩnh vực này. 

Xuân Tuyến

Theo chinhphu.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 96


Hôm nayHôm nay : 50019

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1166782

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72849491