20:41 EST Thứ sáu, 22/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Không để dự báo ngư trường gián đoạn

Chủ nhật - 25/03/2012 23:21
Tại hội thảo “Công tác dự báo ngư trường khai thác hải sản” diễn ra cuối tuần qua, Bộ trưởng Cao Đức Phát yêu cầu Tổng cục Thủy sản không thể để công tác dự báo ngư trường gián đoạn chỉ vì thiếu kinh phí. Nếu cần thiết, có thể thành lập 1 trung tâm chuyên biệt về vấn đề này.

Chưa đáp ứng nhu cầu

Bộ Trưởng Cao Đức Phát chủ trì hội thảo

Theo Tổng cục Thuỷ sản, công tác dự báo cho ngư trường khai thác hiện nay vẫn chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn, phục vụ công tác quy hoạch, quản lý nguồn lợi hải sản, chỉ đạo SX trên biển và nâng cao hiệu quả khai thác. Hiện công tác phát hành dự báo còn nhiều bất cập, mỗi năm 2 lần (vào tháng 3 và tháng 9 hàng năm), vì vậy thông tin dự báo không đưa được đến ngư dân kịp thời và không rộng khắp.

Việc công tác dự báo chưa đáp ứng nhu cầu thực tiễn bởi các nguyên nhân nhân chủ yếu là do thiếu tính hệ thống, quy mô nhỏ, mang tính chất cục bộ, chưa có các chương trình nghiên cứu đồng bộ rộng khắp và đánh giá trên diện rộng toàn vùng biển VN. Thiếu kinh phí và phương tiện phục vụ cho công tác điều tra đánh giá nguồn lợi (chưa có tàu nghiên cứu).

Bên cạnh đó, hoạt động thu thập số liệu nghề cá thương phẩm đến nay nguồn số liệu đầu vào chưa đảm bảo phục vụ công tác dự báo ngư trường. Cơ chế phối hợp giữa các cơ quan quản lý từ TƯ đến địa phương chưa chặt chẽ. Hầu hết các địa phương thiếu kinh phí và nguồn nhân lực để triển khai chương trình. Chẳng hạn số liệu nhật ký khai thác chưa có quy chế trong việc nhập, xử lý số liệu nhật ký khai thác. Mặt khác hầu hết ngư dân chưa tuân thủ việc ghi nhật ký khai thác (chỉ được 5%) nên số liệu này cũng không hoàn chỉnh.

Ngoài ra, chưa xây dựng phần mềm, cơ chế phối hợp giữa các đơn vị trong việc xử lý số liệu. Đặc biệt các đề tài, dự án nghiên cứu điều tra nguồn lợi chưa gắn kết được với các nghiên cứu về môi trường. Các yếu tố hải dương học nghề cá đã hạn chế các kết quả đầu ra để tư vấn cho quy hoạch, phát triển các đội tàu khai thác, đảm bảo phát triển bền vững nguồn lợi.

Theo ông Hoàng Đình Yên, Phó Cục trưởng Cục KT&BVNLTS , tất cả những yếu tố trên đã khiến công tác dự báo ngư trường khai thác chưa được thực hiện một cách có hệ thống, liên tục trong các cơ quan nghiên cứu và quản lý nghề cá. Ngoài ra, việc tổ chức hướng dẫn khai thác theo dự báo ngư trường cũng chưa hiệu quả. Thực tế, hiện vẫn chưa có hệ thống tổ chức hướng dẫn cho các tàu thuyền khai thác theo dự báo.

Để tăng cường quy mô dự báo ngư trường khai thác đem lại hiệu quả ngư dân, ông Nguyễn Viết Nghĩa, Viện Nghiên cứu Hải sản cho rằng, dự báo ngư trường cần thực hiện trên toàn bộ vùng biển xa bờ của VN và thực hiện liên tục với tần suất nhiều hơn. Theo đó cần tập trung trọng điểm vào các nhóm đối tượng, nhóm nghề khai thác trọng điểm (chủ yếu cho nghề khai thác xa bờ). Để công tác dự báo tốt cần phải ứng dụng các công nghệ dự báo tiên tiến và tăng cường công tác thu thập số liệu nghề cá.

Sớm có đề án

Bộ trưởng Cao Đức Phát đề nghị ngành thuỷ sản xác định phương pháp triển khai, vận hành cả guồng máy nhân lực, tăng cường phương tiện dự báo chứ không đơn thuần chỉ có phần mềm là giải quyết được. Bộ sẵn sàng gửi cán bộ đi đào tạo tại nước ngoài. Về lâu dài phải tiếp tục nghiên cứu các đề tài làm cơ sở cho dự báo lâu dài.
Thứ trưởng Bộ NN- PTNT Vũ Văn Tám cho biết: Công tác dự báo khai thác đã cố gắng rất nhiều, tuy nhiên hiện công tác dự báo không bài bản và không được tốt.
Ông Tám đưa ra 5 nguyên nhân và khắc phục trong thời gian tới: Nhận thức vấn đề từ tổng cục cho đến các ban ngành liên qua khác chưa nhận đúng vấn đề này; Công tác thống kê, công tác điều tra nguồn lợi nhưng hiệu quả không cao, số đầu vào thiếu đồng bộ và mức độ chính xác thấp, do đó kết quả đầu ra không tin cậy; KHCN và phương pháp nghiên cứu cũng như công tác hợp tác quốc tế chưa đúng tầm; Khâu tổ chức bộ máy cũng như nguồn nhân lực chuyên về việc này chưa có chuyên gia. Đặc biệt khó khăn nhất là về phương tiện cũng như kinh phí.
Sau khi lắng nghe tất cả các ý kiến, Bộ trưởng Cao Đức Phát đề nghị Tổng cục Thuỷ sản có đề án cho công tác dự báo ngư trường khai thác hải sản. Theo đó, đề án cần có những bước đi phù hợp cho từng giai đoạn phát triển, nghiên cứu cơ sở khoa học phục vụ công tác dự báo. Bên cạnh đó, ngành thuỷ sản cần phải ứng dụng tối đa KH- CN trong công tác dự báo.
Theo nongnghiep.vn
 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 366

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 365


Hôm nayHôm nay : 57609

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 999614

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71226929