10:02 EST Chủ nhật, 24/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Không để xảy ra 'bệnh thành tích' trong xây dựng nông thôn mới

Thứ sáu - 04/11/2016 05:49
Thảo luận ở hội trường Quốc hội về việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (giai đoạn 2010-2015) gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, ngày 4/11, nhiều đại biểu cho rằng, cần phải có các giải pháp tháo gỡ cho xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020.

Tiến độ chậm, chưa đồng đều

Ghi nhận những kết quả đạt được của chương trình này, đại biểu Nguyễn Ngọc Phương (Quảng Bình) cho biết, xây dựng nông thôn mới đã trở thành một phong trào sôi nổi, sâu rộng, tạo được bước đột phá đáng kể, làm cho bộ mặt nông thôn ở từng địa phương có những thay đổi; đời sống vật chất và tinh thần của người dân đã có những cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo giảm, y tế, giáo dục, văn hóa được nâng cao và cảnh quan môi trường cũng được đổi mới...

Tuy nhiên, ông Phương cũng chỉ ra những hạn chế, đó là nguồn lực đầu tư cho chương trình chưa đáp ứng được yêu cầu bức thiết của các địa phương và chưa tính kỹ đến các vùng, miền dẫn đến tiến độ thực hiện chậm và thiếu đồng đều. Ví dụ, số xã đạt chuẩn ở vùng Đông Nam Bộ là 46,4%, đồng bằng sông Hồng là 43,8%, nhưng miền núi phía Bắc chỉ 8,2%.

“Một số tiêu chí đưa ra bất hợp lý gây lãng phí như tiêu chí về chợ. Không ít chợ xây xong đã lãng phí trong khi lại thiếu tiền đầu tư cho cơ sở hạ tầng thiết yếu như trường học, trạm y tế, đặc biệt là các nhà văn hóa ở từng thôn, bản” – đại biểu Phương nói thêm.

Đại biểu Nguyễn Sỹ Cương: Làm sao ngăn chặn được trục lợi trong xây dựng nông thôn mới?

Một bất cập nữa được đại biểu Bạch Thị Hương Thủy (Hòa Bình) nêu là Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới được ban hành từ tháng 4/2009 và quyết định phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới của Chính phủ được ban hành tháng 06/2010 nhưng các văn bản hướng dẫn của bộ, ngành liên quan thực hiện chậm, thiếu đồng bộ.

Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới dù đã được sửa đổi, bổ sung nhưng còn nhiều điểm chưa phù hợp với thực tế, điều kiện theo vùng, miền các địa phương dẫn đến hậu quả thực hiện các mục tiêu phải chịu ảnh hưởng lớn.

Đặc biệt, theo vị nữ đại biểu của Hòa Bình, báo cáo giám sát cho thấy vẫn xảy ra tình trạng nợ đọng xây dựng cơ bản và có địa phương mất khả năng thanh toán. Đây là một báo động cho thấy sự bất cập, hạn chế và tác động trực tiếp đến việc triển khai Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

Tránh lãng phí, tham nhũng

Đại biểu Nguyễn Tuấn Anh (Bình Phước) cho rằng, cần phải điều tra, thống kê đầy đủ, công bố tình trạng nợ của các xã, số lượng hộ nông dân lâm vào tình trạng bị huy động quá sức, cũng như đánh giá việc chi tiêu ngân sách cho chương trình này và mức độ tác động của nó đến tình trạng ngân sách chung. "Cần phải đặt câu hỏi về cách xây dựng nông thôn mới ở nhiều nơi, nhiều chỗ hướng tới thành tích phô trương, chạy theo chủ nghĩa thành tích, nặng tính phong trào, trong giai đoạn hiện nay còn phù hợp hay không?", vị đại biểu này đặt vấn đề và cho biết, việc đặt câu hỏi như vậy không phải để phê bình, truy cứu mà để tìm ra chỗ sai, chỗ lệch của cách làm, hạn chế lãng phí, tập trung sức lực vào đúng điểm cốt lõi của chương trình.

Dấn chứng về tình trạng lãng phí trong xây dựng nông thôn mới, đại biểu Nguyễn Sỹ Cương (Ninh Thuận) cho biết, một lần về thăm gia đình một người bạn cách trung tâm Thủ đô Hà Nội khoảng 20km, ông được một người dân phản ánh việc địa phương xây hố chứa rác trong các thôn tốn gần 1 tỷ đồng, trong khi đó người dân nói chỉ cần 200 triệu đã tốt rồi. "Mặc dù đó là phản ánh của người dân, nhưng tôi nghĩ làm sao ngăn chặn được trục lợi và tham nhũng trong xây dựng nông thôn mới", ông nói.

Ví dụ nữa được ông Cương đưa ra trong việc lãng phí đó là khi đi qua những nơi được công nhận nông thôn mới không hiểu vì sao nhiều pano, khẩu hiệu đến thế. Ở một số địa phương dọc quốc lộ, tỉnh lộ, khẩu hiệu hộp cứng viền nhôm đặt san sát nhiều cây số. Trong khi kinh phí để thực hiện công việc này nếu không lấy từ ngân sách thì cũng lấy từ tiền của người dân.

Từ một số hạn chế, vướng mắc nêu trên, các đại biểu đề nghị Chính phủ cần chỉ đạo sửa đổi sâu sắc hơn về bộ tiêu chí cho xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020. Trong đó, theo đại biểu Nguyễn Thị Kim Bé – Kiên Giang, bộ tiêu chí cần theo hướng phù hợp với vùng, miền. Đặc biệt, có chính sách đặc thù trong phân bổ đầu tư công đối với các vùng thiên tai, hạn hán, vùng khó, vùng đồng bào dân tộc.

“Chính phủ cũng cần mạnh dạn kiểm điểm, rút kinh nghiệm việc chấp hành chưa nghiêm, chạy theo thành tích, nóng vội, để nợ đọng xây dựng cơ bản, đặc biệt là đối với những dự án, công trình gây lãng phí. Những vấn đề này đã ảnh hưởng không tốt đến ý nghĩa rất tốt của chương trình xây dựng nông thôn mới và để ngăn chặn sự việc xảy ra thành tiền lệ trong tương lai”, nữ đại biểu tỉnh Kiên Giang đề nghị.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 245

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 242


Hôm nayHôm nay : 75048

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1133349

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71360664