05:45 EST Thứ bảy, 28/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Không hàm giáo sư, học sinh lớp 12 chế tạo được máy 5 công dụng

Chủ nhật - 04/03/2018 19:49
Chưa có "hàm giáo sư, nhưng với niềm đam mê khoa học, nhiều học sinh THPT ở Kiên Giang đã sáng chế ra nhiều sản phẩm độc đáo, có thể ứng dụng vào thực tiễn đời sống hàng ngày.

Em Trần Hoàng Phương, học sinh lớp 12C1 Trường THPT Thạnh Đông, xã Thạnh Đông A, huyện Tân Hiệp, bộc bạch: Thấy ba mẹ và người dân quê mình còn vất vả trong sản xuất, đó chính là lý do thôi thúc em phải làm cái gì đó.

Từ thôi thúc đó, sau 3 tháng mày mò, thử nghiệm, Phương cùng người bạn thân Nguyễn Gia Thắng đã sáng chế thành công máy canh tác đa năng có thể thay thế con người thực hiện 5 công đoạn trong sản xuất gồm cắt cỏ, thu gom rác, xới đất, lên luống, gieo hạt.

 khong ham giao su, hoc sinh lop 12 che tao duoc may 5 cong dung hinh anh 1

Thầy Lê Thanh Nhàn cùng 2 em Phương, Thắng trao đổi về việc cải tiến mô hình máy canh tác đa năng. (Ảnh: NQ).

Được biết, mô hình máy canh tác đa năng do Phương và Thắng sáng chế thành công vừa giành giải nhất cuộc thi khoa học - kỹ thuật cấp tỉnh dành cho học sinh trung học năm học 2017-2018 do Sở Giáo dục và đào tạo tỉnh Kiên Giang tổ chức tháng 12.2017.

Theo thầy Lê Thanh Nhàn - Phó Hiệu trưởng Trường THPT Thạnh Đông, để sáng chế này có thể ứng dụng vào đồng ruộng, rất cần được sự hỗ trợ về kinh phí của các doanh nghiệp để sản phẩm được hoàn thiện hơn.

Giữa trưa nắng, thấy mọi người ai cũng đổ mồ hôi, thầy Trương Vũ Bằng, giáo viên môn tin học của Trường THPT Gò Quao (huyện Gò Quao) mang ra một thiết bị hình chữ nhật, ghim điện, vặn công tắc. Từ chiếc thùng hình chữ nhật đứng một làn gió mát rượi thổi ra, phả vào không gian căn phòng. Chẳng bao lâu sau, không khí trong nhà dịu mát hẳn.

 khong ham giao su, hoc sinh lop 12 che tao duoc may 5 cong dung hinh anh 2

Quạt hơi nước tự chế của thẩy và trò TRường THPT Gò Quao. (Ảnh: NQ).

Thầy Bằng khoe, đây là chiếc quạt hơi nước do thầy và em Nguyễn Nghĩa Nhân, học sinh lớp 12A7 Trường THPT Gò Quao sáng chế thành công từ phế liệu lắp ráp. Chiếc quạt hơi nước này hoạt động dựa trên nguyên lý sử dụng sóng siêu âm để biến nước thành dạng sương mù hòa trộn vào không khí, lợi dụng sức gió của các loại quạt nguồn mini đẩy hơi nước vào không trung tạo ra độ ẩm.

Giá thành lắp ráp chiếc quạt này dao động từ 200-250 ngàn đồng, trong khi một sản phẩm cùng công năng giá trên thị trường từ 2-5 triệu đồng/sản phẩm.

Được làm từ các vật liệu đơn giản, rẻ tiền, mô hình bình lọc khí biogas của em Danh Hoàng Mến, học sinh lớp 11A2 Trường THPT Định An, xã Định An (huyện Gò Quao) đã góp phần đáng kể vào giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Em Mến chia sẻ: “Mặc dù  hệ thống biogas đã có bộ phận lọc khí nhưng sau một thời gian sử dụng (từ 4-6 tháng) sẽ phải thay thế, gây tốn kém và phiền hà cho người sử dụng. Vì vậy, chúng em mạnh dạn thiết kế sản phẩm bình lọc với mục đích bảo vệ môi trường, tạo sự an toàn, tiết kiệm”.

 khong ham giao su, hoc sinh lop 12 che tao duoc may 5 cong dung hinh anh 3

Hệ thống loc khi gas tự chế của thầy trò trường THPT Định An. (Ảnh: NQ).

Trong quá trình thực hiện, các em còn nhận được sự tư vấn, giúp đỡ của thầy Danh Tân Xinh, giáo viên dạy môn công nghệ của trường. Vật liệu để Mến làm bình lọc khí biogas gồm một số vật dụng rẻ tiền như thùng nước, ống nhựa, xơ dừa, trấu... nhưng loại bỏ được các khí độc hại, gây mùi khó chịu. Tại cuộc thi khoa học - kỹ thuật cấp tỉnh dành cho học sinh trung học năm học 2017-2018 do Sở Giáo dục và đào tạo tỉnh tổ chức, mô hình bình lọc khí biogas của em Danh Hoàng Mến đạt giải khuyến khích. Hiện mô hình này được nhiều hộ dân trên địa bàn xã Định An áp dụng.

Thầy Lê Quang Trung - Phó Hiệu trưởng Trường THPT Định An (Gò huyện Quao), cho biết: “Trường luôn động viên học sinh tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học nhằm phát huy tư duy sáng tạo của các em. Từ những kiến thức các em đã học, được sự hỗ trợ của thầy cô, nhiều sáng chế của học sinh được ứng dụng vào thực tiễn như lò đốt rác di động, máy bơm nước áp lực bằng động cơ xe máy, bình phun thuốc trừ sâu bằng ắc quy, hệ thống thoát nước vùng lũ…”.

Theo: Ngọc Quyên/danviet.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 171

Máy chủ tìm kiếm : 4

Khách viếng thăm : 167


Hôm nayHôm nay : 28332

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1228789

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72911498