02:23 EST Thứ năm, 09/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp CN cao

Thứ tư - 24/02/2016 21:33
Ngành nông nghiệp Việt Nam đang rất cần thu hút đầu tư trong và ngoài nước, nhất là các dự án nông nghiệp sử dụng công nghệ cao, theo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thông Cao Đức Phát.
Bộ trưởng Cao Đức Phát (phải) đang tham quan mô hình nhà kính trồng cà chua tại trung tâm FPT-Fujitsu. Ảnh: Vân Ly

Bộ trưởng Cao Đức Phát (phải) đang tham quan mô hình nhà kính trồng cà chua tại trung tâm FPT-Fujitsu. Ảnh: Vân Ly

Tại sự kiện khai trương trung tâm hợp tác nông nghiệp thông minh FPT-Fujitsu diễn ra ngày 24-2, ông Phát đã cho biết ngành nông nghiệp rất cần được hiện đại hóa.

Doanh nghiệp là trung tâm

Phát biểu tại sự kiện, Bộ trưởng Phát cho biết ông mong nông nghiệp Việt Nam được hiện đại hóa, có sức cạnh tranh cao để hội nhập vào thị trường quốc tế. Để làm điều đó, việc ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ là một trong những trụ cột.

Ông Phát hy vọng rằng sẽ ngày càng nhiều doanh nghiệp Việt Nam và nước ngoài tham gia vào ngành nông nghiệp, dẫn dắt, hỗ trợ nông dân đi vào thị trường lớn, hỗ trợ nông dân ứng dụng khoa học kỹ thuật để làm ra sản phẩm có chất lượng, năng suất cao.

Nói với TBKTSG Online bên lề sự kiện, ông Phát cho biết, Chính phủ đang chỉ đạo thực hiện Nghị quyết số 19 để tạo môi trường thuận lợi, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp.

“Chính chủ đã ban hành Nghị định 210 với những chính sách rất cụ thể và mạnh mẽ. Bộ Nông nghiệp đang phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các địa phương để triển khai thực hiện. Ngoài ra, bộ cũng tiếp tục nghiên cứu để có thể đề xuất với Chính phủ thêm những chính sách khuyến khích bổ sung trong thời gian tới,” ông Phát nói.

Trước câu hỏi hiện Tập đoàn FPT còn phàn nàn việc thủ tục nhập khẩu nhà kính, cây giống để thực hiện dự án nông nghiệp công nghệ cao từ Nhật Bản còn khó khăn, ông Phát cho biết: “Nghị quyết 19 có những yêu cầu về cải cách hành chính để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, trrong đó bao gồm cả những thủ tục liên quan đến xuất nhập khẩu các loại vật tư, sản phẩm nông nghiệp. Hiện Bộ đang chỉ đạo ngành bảo vệ thực vật, ngành thú y phải thực hiện mục tiêu giảm 50% thời gian, chi phí của doanh nghiệp dành cho thủ tục xuất nhập khẩu.”

Hy vọng vào "đốm lửa nhỏ"

Tại sự kiện khai trương trung tâm hợp tác nông nghiệp thông minh FPT-Fujitsu, Bộ trưởng Phát nhận định rằng dự án nông nghiệp công nghệ cao này có thể xem như một mô hình tốt để thúc đẩy phát triển nông nghiệp công nghệ cao trong nước.

“Từ lâu, tôi hoan nghênh việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp. Và sự kiện hôm nay chỉ là rất một đốm lửa nhỏ trong nỗ lực ấy. Nhưng mọi đám cháy lớn đều bắt nguồn từ đốm lửa nhỏ. Tôi hy vọng đốm lửa nhỏ hôm nay sẽ thổi bùng lên ngọn lửa lớn,” Bộ trưởng Phát nói.

Về Trung tâm Hợp tác nông nghiệp thông minh FPT- Fujitsu

Trung tâm Hợp tác nông nghiệp thông minh FPT- Fujitsu hiện đang áp dụng hai mô hình sản xuất “Nhà kính - Green house” và “Nhà máy rau - Vegetable factory” trên hai loại rau là cà chua cỡ vừa và xà lách ít kali. Đây là mô hình nông nghiệp công nghệ cao đầu tiên của Nhật Bản được triển khai tại Việt Nam.

Điểm khác biệt của mô hình này so với các mô hình nông nghiệp công nghệ cao đã được triển khai tại Việt Nam là chú ý tới chất lượng sản phẩm ngon, sạch, chứ không chú ý nhiều đến năng suất. Với mô hình sản xuất này, việc chăm sóc cây trồng được điều khiển từ xa và hoàn toàn tự động trong môi trường khép kín, tránh được sâu bệnh, nhờ vậy giảm công sức cho người trồng và cho sản phẩm chất lượng vượt trội.

Cụ thể, cây xà lách có hàm lượng kali chỉ bằng 1/5 xà lách thông thường, rất phù hợp với người bị bệnh thận và người ăn kiêng. Vì không sử dụng chất hóa học nông nghiệp nên rau xà lách có thể ăn ngay mà không cần rửa.

Còn cây cà chua khi được trồng theo mô hình này có độ ngọt tự nhiên và hàm lượng dinh dưỡng rất cao, với lượng đường và lycopene (thành phần chống oxy hóa) cao hơn khoảng ba lần so với sản phẩm thông thường.

Đặc biệt, cà chua được áp dụng kĩ thuật IMEC (phương pháp trồng trên tấm phim hydrogel) cho phép chất dinh dưỡng và nước thấm qua, giúp ngăn chặn toàn bộ vi khuẩn. Với kĩ thuật này, cà chua được trồng với mật độ cao: trung bình 4.000-6.000 cây/1.000 mét vuông, thu hoạch được quanh năm, thay vì trồng luân canh như kỹ thuật thông thường tại Việt Nam.

Dự kiến, sau giai đoạn thử nghiệm, FPT và Fujitsu sẽ thống nhất mô hình phù hợp để các doanh nghiệp, tổ chức có thể cùng hợp tác triển khai rộng rãi tại Việt Nam.

Ông Trương Gia Bình, Chủ tịch tập đoàn FPT, cho biết FPT mong muốn hợp tác với các tổ chức, cá nhân trong chuỗi sản xuất nông nghiệp để phát triển mô hình nông nghiệp thông minh tại Việt Nam.

theo Saigon Times

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: nông nghiệp

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 259

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 256


Hôm nayHôm nay : 32373

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 295936

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73342907