16:20 EDT Thứ năm, 18/07/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Kiên Giang: Hướng tới 100.000 ha cánh đồng lớn

Thứ ba - 14/07/2015 21:43
Quy mô diện tích cho mỗi CĐL được quy hoạch tối thiểu là 100 ha trở lên và phải được bố trí liền vùng liền thửa, áp dụng cơ giới hóa đồng bộ, quy trình canh tác tiên tiến...
Nông dân phun chế phẩm xử lý rơm rạ trước khi làm đất gieo sạ CĐL.

Nông dân phun chế phẩm xử lý rơm rạ trước khi làm đất gieo sạ CĐL.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang Mai Anh Nhịn vừa ký quyết định về việc phê duyệt kế hoạch xây dựng phát triển cánh đồng lớn (CĐL) SX lúa đến năm 2020, quy mô diện tích 100.000 ha, với gần 50.600 hộ nông dân tham gia.
Theo đó, từ nay đến năm 2017, phát triển diện tích CĐL trên địa bàn tỉnh đạt 57.000 ha và phấn đấu đến năm 2020 đạt 100.000 ha, chiếm 27% diện tích SX lúa của tỉnh.
Quy mô diện tích cho mỗi CĐL được quy hoạch tối thiểu là 100 ha trở lên và phải được bố trí liền vùng liền thửa, áp dụng cơ giới hóa đồng bộ, quy trình canh tác tiên tiến, SX theo tiêu chuẩn an toàn, VietGAP, GlobalGAP.
CĐL có hợp đồng liên kết SX và tiêu thụ sản phẩm được ký kết giữa DN và tổ chức đại diện nông dân (hợp tác xã hoặc tổ hợp tác). Về hiệu quả kinh tế, mục tiêu đặt ra là CĐL phải giúp nông dân giảm chi phí, hạ giá thành SX, tăng thu nhập cao hơn từ 7-10% so với phương thức SX truyền thống.
Ông Phù Khí Nguyên, PGĐ Trung tâm KN-KN Kiên Giang - đơn vị được giao nhiệm vụ phát triển CĐL cho biết, để đạt được diện tích trên, sẽ còn rất nhiều việc phải làm, nhất là về cơ sở hạ tầng kỹ thuật như hệ thống đê bao, thủy lợi, điện, giao thông nội đồng, cơ giới hóa đồng bộ từ khâu làm đất đến thu hoạch… Và quan trọng hơn là tập huấn, thay đổi nhận thức, thay đổi tập quán SX cho hàng chục ngàn hộ nông dân.
Theo ông Nguyên, diện tích CĐL của Kiên Giang mới chỉ đạt chưa tới 2.000 ha, tùy từng vụ. Cụ thể, như vụ hè thu 2015, toàn tỉnh thực hiện được 13 cánh đồng, diện tích 1.300 ha. Đến nay, một số CĐL ở huyện Tân Hiệp, Giồng Riềng đã thu hoạch xong, năng suất đạt từ 5,8 - 6 tấn/ha.
Th.S Trần Quang Củi, PGĐ Sở NN-PTNT Kiên Giang cho biết, nhiều địa phương trong tỉnh đã tiến hành xuống giống lúa thu đông 2015, trong đó có diện tích CĐL. Cụ thể đã gieo sạ được 52.094/90.000 ha kế hoạch, tập trung ở các huyện Giồng Riêng (23.711 ha), Tân Hiệp (18.274 ha), Hòn Đất (4.690 ha), Châu Thành (4.226 ha) và TP Rạch Giá (610 ha).
Để tăng diện tích SX lúa theo mô hình CĐL, năm 2015, Trung tâm KN-KN Kiên Giang lần đầu tiên triển khai cho nông dân thực hiện trong vụ lúa thu đông.
Theo đó, nông dân tham gia SX được hỗ trợ giá giống (4.000 đ/kg, mức chênh lệch giữa giống cấp xác nhận và lúa thường), vật tư 600.000 đ/ha, chủ yếu là các chế phẩm sinh học, phân hữu cơ vi sinh, để giảm phân hóa học. Trong suốt mùa vụ, nông dân được tập huấn, chuyển giao kỹ thuật, hội thảo đánh giá khi thu hoạch…
“Vụ thu đông chúng tôi chú trọng tập huấn cho nông dân khâu xử lý rơm rạ trước khi gieo sạ để tránh nguy cơ lúa bị ngộ độc hữu cơ. Trong đó, hướng dẫn nông dân sử dụng các chế phẩm như nấm Tricoderma, Dascela để đẩy nhanh quá trình phân hủy…”, ông Nguyên nói.
Ông Lê Văn Đá, Phó Chi cục trưởng Chi cục BVTV Kiên Giang cho biết, do SX lúa 3 vụ/năm nên thời gian cách ly giữa các vụ hiện nay rất ngắn, quá trình làm đất, vệ sinh đồng ruộng rất gấp gáp. Chính vì vậy dễ dẫn đến hiện tượng lúa bị ngộ độc hữu cơ, bệnh vi khuẩn gây hại gia tăng.
Để đảm bảo SX, Chi cục đã có hướng dẫn gửi các địa phương, khuyến cáo nông dân đảm bảo thời gian cách ly giữa các mùa vụ tối thiểu là 3 tuần để rơm rạ có đủ điều kiện phân hủy. Nên tiến hành thu gom rơm rạ đưa ra ngoài hoặc phun xịt các loại nấm như Tricodemar trước khi cày vùi để đẩy nhanh quá trình phân hủy. Nên bón thêm vôi bột trước khi gieo sạ vụ lúa mới.
Theo ông Đá, trong trường hợp phát hiện cây lúa có hiện tượng bị ngộ độc hữu cơ (thường xuất hiện vào giai đoạn 25 - 30 ngày, lúa bị đỏ lá, rễ đen và có mùi hôi…) cần tiến hành xả bỏ nước trên ruộng, bơm nước mới vào và tiếp tục xả bỏ 2 - 3 lần, sau đó phơi mặt ruộng vài ngày. Ngưng hoàn toàn bón phân đạm, sử dụng phân bón lá, bón thêm lân, cho đến khi cây lúa ra rễ trắng trở lại mới tiến hành bón phân, chăm sóc như bình thường.
Theo: nongnghiep.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 451

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 450


Hôm nayHôm nay : 58832

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 818354

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 64804298