21:35 EDT Thứ tư, 24/07/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Kiên quyết yêu cầu địa phương, chủ dự án trồng rừng thay thế

Thứ hai - 12/10/2015 11:28
Sáng 12/10, Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải chủ trì hội nghị trực tuyến đánh giá kết quả trồng rừng thay thế diện tích rừng chuyển đổi mục đích sử dụng. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hồng Lĩnh chủ trì điểm cầu Hà Tĩnh.

Theo báo cáo của Bộ NN&PTNT, tổng diện tích rừng phải trồng thay thế do chuyển đổi mục đích sử dụng trong cả nước khoảng 67.750 ha, trong đó có 17.840 ha chuyển sang xây dựng các công trình thủy điện, còn lại là phục vụ mục đích khác. Theo lũy kế, đến nay cả nước đã trồng thay thế khoảng 15.959 ha (đạt 23,6%), các chủ dự án nộp về Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng 262,3 tỷ đồng để trồng rừng thay thế. Riêng trong năm nay, số diện tích rừng phải trồng thay thế khoảng 22.300 ha. Tuy nhiên, đến nay mới 23/50 địa phương xây dựng kế hoạch trồng rừng với tổng diện tích 8.089 ha (đạt 36% kế hoạch năm), cả năm ước đạt sẽ trồng được 11.660 ha (bằng 53,2% kế hoạch).

Kiên quyết yêu cầu địa phương, chủ dự án trồng rừng thay thế

Triển khai Dự án thủy lợi Ngàn Trươi – Cẩm Trang, Hà Tĩnh phải chuyển đổi mục đích sử dụng rất nhiều diện tích rừng với lượng gỗ tận thu ước khoảng 23.503 m3, số diện tích rừng này đã và đang có kế hoạch trồng thay thế. (ảnh: Công nhân Công ty Hoàng Bảo Long kiểm tra kích thước gỗ trước lúc xuất bãi )

Báo cáo và các tham luận tại hội nghị đã thẳng thắn chỉ ra những tồn tại, khó khăn, vướng mắc như: nhiều địa phương chưa quyết liệt, kết quả trồng rừng thay thế đạt thấp; hầu hết các địa phương chưa chủ động bố trí ngân sách nhà nước để thực hiện; nhiều chủ dự án không chủ động xây dựng phương án trồng rừng hoặc nộp tiền để trồng rừng thay thế; dự án nộp tiền vào Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng của tỉnh nhưng một số tỉnh còn để vốn tồn đọng; một số dự án đã hoàn thành, việc thanh quyết toán đã xong, ban quản lý dự án đã giải thể gây khó khăn trong việc quy trách nhiệm và giải quyết nguồn vốn cho trồng rừng thay thế...

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải yêu cầu các địa phương, chủ đầu tư lưu ý đến việc xây dựng kế hoạch trồng bù rừng thay thế khi phê duyệt dự án đầu tư; tiếp tục rà soát số diện tích phải trồng do chuyển mục đích sử dụng cho các nhà máy thủy điện; cân đối vốn cho số diện tích trồng bù các dự án phục vụ mục đích công cộng...

Liên quan đến những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện, Phó Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ NN&PTNT rà soát để báo cáo Quốc hội trong thời gian sớm nhất; các bộ, ngành hữu quan cần thống nhất để có hướng xử lý hiệu quả kiến nghị của các địa phương; Bộ NN&PTNT nghiên cứu để hướng dẫn các địa phương thực hiện phù hợp nhằm đảm bảo chất lượng rừng; xây dựng lộ trình cho các dự án thủy điện nộp tiền vào Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng, những dự án nào chây ỳ kiên quyết rút giấy phép hoạt động theo quy định...
 


Ở Hà Tĩnh, diện tích rừng phải trồng thay thế trong giai đoạn từ khi có Nghị định 23/2006/NĐ-CP của Chính phủ đến trước khi thực hiện Thông tư số 24/2013/TT-BNNPTNT của Bộ NN&PTNT khoảng trên 973 ha, trong đó có hơn 274 ha phục vụ các án dự án khai thác khoáng sản, 699 ha phục vụ xây dựng các dự án công trình công cộng không nhằm mục đích kinh doanh, còn lại là mục đích khác.

Trong thời gian này, do Trung ương chưa có văn bản, thông tư hướng dẫn nên việc trồng rừng thay thế tại địa phương còn lúng túng, chưa có cơ sở để triển khai thực hiện. Khi Thông tư số 24/2013/TT-BNNPTNT có hiệu lực thì việc truy thu thực hiện nghĩa vụ trồng rừng thay thế theo quy định gặp rất nhiều khó khăn...

Từ khi có Thông tư số 24/2013/TT-BNNPTNT đến nay, Hà Tĩnh chuyển đổi mục đích trên 444 ha rừng, trong đó các dự án xây dựng công trình thủy điện gần 284 ha, còn lại là cho mục đích khác. Hà Tĩnh cơ bản trồng hết số diện tích rừng đã chuyển mục đích sử dụng; năm 2015 xử lý thực bì, đào hố, chuẩn bị cây giống để trồng hơn 202ha.

Phát biểu chỉ đạo tại điểm cầu Hà Tĩnh, Phó Chủ tịch UBND Nguyễn Hồng Lĩnh yêu cầu các sở, ngành, địa phương quán triệt nghiêm túc tinh thần kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải và các văn bản chỉ đạo của Trung ương về việc trồng rừng thay thế; Sở NN&PTNT tập trung chỉ đạo các chủ dự án, chủ rừng trồng hoàn thành số diện tích kế hoạch 2015; Sở NN&PTNT phối hợp Sở Tài chính rà soát, kiểm tra lại số diện tích đã thực hiện trước khi có Thông tư số 24/2013/TT-BNNPTNT để có hướng xử lý phù hợp.

Yêu cầu Nhà máy thủy điện Hố Hô thực hiện nghĩa vụ về trồng rừng thay thế trước 30/10/2015, nếu không nộp tiền sẽ có văn bản đề nghị Bộ Công thương rút giấy phép kinh doanh.

Theo Tiến Dũng/baohatinh.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 206


Hôm nayHôm nay : 51662

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1145735

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 65131679