18:40 EST Chủ nhật, 12/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Kim Bình - Xã “trăm triệu đồng” nhờ chuối tây

Thứ tư - 19/08/2015 11:05
Chỉ bằng nghề trồng chuối tây, hàng trăm hộ dân ở xã Kim Bình (huyện Chiêm Hóa, Tuyên Quang) đã có thu nhập từ 100 triệu đồng/hộ trở lên. Chuối tây ở Kim Bình giờ được xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc với số lượng và giá cả ổn định.

Bà Hoàn Thị Vân đang tấp nập thu mua chuối tây cho người dân tại thôn Đồng Ẻn, xã Kim Bình, huyện Chiêm Hóa, Tuyên Quang

Dễ kiếm tiền từ chuối

Đến Kim Bình bây giờ, nhìn lên quả đồi nào cũng thấy một màu xanh bạt ngàn của chuối. Hàng chục năm gắn bó với cây chuối tây, chưa khi nào ông Hà Công Dũng – Trưởng thôn Khuổi Chán thấy chuối của đồng bào Tày mình làm ra bị ế, mà ngược lại lúc nào cũng bán chạy, trồng ra tới đâu tiêu thụ hết tới đó. Đặc biệt là các sản phẩm từ loại cây này được người dân khai thác hết tiềm năng, ngoài việc bán quả và hoa, các phụ phẩm của chuối như thân cây, lá, củ được tận dụng làm thức ăn chăn nuôi.

Nhà trồng hơn 1ha chuối, mỗi năm gia đình ông Dũng thu hoạch hàng chục tấn quả, chưa kể tiền hoa chuối, đã có thu nhập trên dưới 100 triệu đồng. Vừa thong thả dọn cỏ cho đồi chuối, ông Dũng bảo: “Ở miền đất núi này, kiếm được tiền triệu từ cây ngô, sắn thì khó, chứ kiếm từ chuối tây thì quá dễ dàng, bởi loại cây này không đòi hỏi chi phí đầu tư, công sức nhiều mà hiệu quả mang lại rất cao”- ông Dũng nói.

Ông Dũng cho biết thêm, tuy nghề trồng chuối đã có từ lâu, nhưng việc phát triển những năm gần đây mới thực sự rõ nét, do sản phẩm chuối xuất khẩu sang được thị trường Trung Quốc rất ổn định và được giá. Tại Kim Bình, ngoài gia đình ông Dũng, còn hàng trăm hộ có thu nhập trên 100 triệu đồng/hộ/năm từ việc phát triển loại cây này, như hộ ông Nguyễn Khắc Phi trồng 3ha chuối, nuôi 5 con trâu thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm, hộ ông Triệu Văn Yên (dân tộc Dao) thu gần 200 triệu đồng… Nhiều người gọi Kim Bình là xã trăm triệu. Ông Phi cho biết: “Chỉ cần trồng cây giống, bón lót phân 1 lần và làm cỏ định kỳ là có thể thu quả chuối cả năm, mà không cần tốn thêm chi phí mua phân, thuốc trừ sâu như các loại cây trồng khác”.

Đầu ra ổn định

Tại điểm đầu mối thu mua chuối của bà Hoàng Thị Vân (42 tuổi) ở thôn Đồng Ẻn lúc nào cũng tấp nập người dân chở chuối đến bán, ai cũng phấn khởi vì chuối bán được giá. Bà Vân bảo: “Tôi làm lái chuối quanh năm, ngày nào cũng như ngày nào trực 24/24 giờ để nhận hàng của bà con. Được cái đầu mối phía Trung Quốc họ lấy nhiều nên việc kinh doanh cũng thuận lợi”.

Bà Vân cho biết, giá chuối quả đang thu mua  là 4.000- 6.000 đồng/kg tùy loại, còn bắp (hoa chuối) thu mua 17.000 đồng/kg. Do nguồn cung dồi dào, nên cứ vài ngày thu được khoảng gần 30 tấn hàng, bà Vân lại gọi xe tải đến chuyển sang Trung Quốc tiêu thụ. “Không bấp bênh như ngô, sắn, giá chuối nhiều khi còn lên đến trên 10.000 đồng/kg, có nhiều hộ 1 lần thu hoạch mang ra điểm bãi đổ hàng, cầm tiền triệu trong tay là bình thường” – bà Vân cho hay.

Ông Đào Ngọc Vang –Chủ tịch UBND xã Kim Bình cho biết: “Cây trồng mang lại thu nhập cao nhất của xã vẫn là chuối tây. Diện tích chuối của xã hiện trên 500ha. Hơn 90% số hộ dân (hơn 1.000 hộ) của xã tham gia trồng chuối, với thu nhập cao trên dưới 100 triệu đồng/ha”. Ngoài việc trồng chuối lấy quả để bán, người dân còn dùng nấu chế ra loại rượu chuối ngon hảo hạng mang nét đặc trưng riêng của Kim Bình. “Tháng 3.2015 vừa qua, rượu chuối Kim Bình đã được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KHCN) cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu độc quyền.  

  Việc tận dụng nguồn phụ phẩm từ chuối tây dành cho chăn nuôi đã thúc đẩy, kích thích các hộ dân ở Kim Bình đầu tư vào chăn nuôi trâu, bò lợn. Minh chứng rõ nét là đến nay đàn trâu đã tăng lên nhanh chóng đạt gần 1.000 con, đàn lợn đạt trên 4.000 con, gia cầm gần 50.000 con... 

 
Nguồn: danviet
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 277


Hôm nayHôm nay : 52652

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 505593

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73552564