21:51 EST Thứ tư, 15/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Kim ngạch thương mại 4 tháng: Nhập khẩu tăng mạnh

Thứ ba - 30/04/2019 11:42
(Chinhphu.vn) – Kim ngạch thương mại 4 tháng đầu năm cho thấy một số mặt hàng nhập khẩu tăng mạnh khiến mức xuất siêu chỉ đạt 711 triệu USD so với mức 3,7 tỷ USD của cùng kỳ năm 2018.
Một góc Cảng Cát Lái, TPHCM. Ảnh: VGP/Đình Nam

Một góc Cảng Cát Lái, TPHCM. Ảnh: VGP/Đình Nam

Xuất khẩu ổn định

Tổng cục Thống kê cho biết kim ngạch hàng hóa xuất khẩu tháng 4/2019 ước tính đạt 19,9 tỷ USD, giảm 12,6% so với tháng trước, nhưng so với tháng 4/2018 tăng 7,5%. Trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 6,12 tỷ USD, giảm 4,8% (tăng 9,8% so với tháng 4/2018); khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 13,78 tỷ USD, giảm 15,7% (tăng 6,6% so với tháng 4/2018).

Tính chung 4 tháng đầu năm 2019, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu ước tính đạt 78,76 tỷ USD, tăng 5,8% so với cùng kỳ năm 2018. Trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 23,33 tỷ USD, tăng 10,5%, chiếm 29,6% tổng kim ngạch xuất khẩu; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 55,43 tỷ USD, tăng 4%, chiếm 70,4% (tỷ trọng giảm 1,2 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm 2018).

Có 16 mặt hàng đạt giá trị xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 81,2% tổng kim ngạch xuất khẩu. Một số mặt hàng có giá trị tăng so với cùng kỳ năm trước: Điện tử, máy tính và linh kiện đạt 9,6 tỷ USD, tăng 12,6%; hàng dệt may đạt 9,4 tỷ USD, tăng 9,8%; giày dép đạt 5,3 tỷ USD, tăng 13,4%; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng đạt 5,3 tỷ USD, tăng 4,1%; gỗ và sản phẩm gỗ đạt 3,1 tỷ USD, tăng 17,8%; phương tiện vận tải và phụ tùng đạt 2,9 tỷ USD, tăng 5,7%. Mặc dù điện thoại và linh kiện có giá trị xuất khẩu lớn nhất đạt 16 tỷ USD, chiếm 20,4% tổng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu nhưng giảm 0,2% so với cùng kỳ năm trước; thủy sản đạt 2,4 tỷ USD, giảm 1,3%.

Kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng nông sản 4 tháng năm nay giảm so với cùng kỳ năm trước: Cà phê đạt 1,1 tỷ USD, giảm 22,6% (lượng giảm 13,5%); hạt điều đạt 884 triệu USD, giảm 16,9% (lượng tăng 5%); gạo đạt 866 triệu USD, giảm 21,7% (lượng giảm 7,9%); hạt tiêu đạt 270 triệu USD, giảm 12% (lượng tăng 18,6%). Riêng rau quả đạt 1,4 tỷ USD, tăng 5,5%; cao su đạt 564 triệu USD, tăng 15% (lượng tăng 26,1%).

Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 17,8 tỷ USD, tăng 28,4%; EU đạt 13,7 tỷ USD, tăng 2,8%; Trung Quốc đạt 10,4 tỷ USD, giảm 5,8%; ASEAN đạt 8,4 tỷ USD, tăng 7,3%; Hàn Quốc đạt 6,2 tỷ USD, tăng 7,3%; Nhật Bản đạt 6,1 tỷ USD, tăng 6,6%.

Nhập khẩu tăng mạnh

Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu tháng 4/2019 ước tính đạt 20,6 tỷ USD, giảm 2,6% so với tháng trước nhưng tăng 17,6% so với tháng 4/2018. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 8,8 tỷ USD, tăng 18,5% so với tháng 4/2018; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 11,8 tỷ USD, tăng 17% so với tháng 4/2018. Một số mặt hàng có kim ngạch tăng cao so với cùng kỳ năm trước: Ô tô tăng 65,1%; điện tử, máy tính và linh kiện tăng 46,4%; sản phẩm chất dẻo tăng 25,5%; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng tăng 21,8%; chất dẻo tăng 13,4%.

Tính chung 4 tháng đầu năm 2019, kim ngạch hàng hóa nhập khẩu ước tính đạt 78,05 tỷ USD, tăng 10,4% so với cùng kỳ năm 2018, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 32,80 tỷ USD, tăng 14,4%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 45,25 tỷ USD, tăng 7,6%.

Trong 4 tháng có 17 mặt hàng nhập khẩu đạt trị giá trên 1 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 76,3% tổng kim ngạch nhập khẩu, trong đó một số mặt hàng tăng so với cùng kỳ năm trước: Điện tử, máy tính và linh kiện đạt 15,8 tỷ USD (chiếm 20,2% tổng kim ngạch nhập khẩu), tăng 20%; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng đạt 11,6 tỷ USD, tăng 15,2%; vải đạt 4,1 tỷ USD, tăng 8%; sắt thép đạt 3,1 tỷ USD, tăng 3,9%; chất dẻo đạt 2,9 tỷ USD, tăng 3,9%; ô tô đạt 2,4 tỷ USD, tăng 95,6%; sản phẩm chất dẻo đạt 2 tỷ USD, tăng 12,3%. Bên cạnh đó, một số mặt hàng có giá trị giảm so với cùng kỳ năm 2018: Điện thoại và linh kiện đạt 3,6 tỷ USD, giảm 15,5%; kim loại thường đạt 2,1 tỷ USD, giảm 9,5%.

Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 22,3 tỷ USD, tăng 18,8% so với cùng kỳ năm trước; Hàn Quốc đạt 15,5 tỷ USD, tăng 3,1%; ASEAN đạt 10,8 tỷ USD, tăng 9,2%; Nhật Bản đạt 5,7 tỷ USD, giảm 1,4%; EU đạt 4,6 tỷ USD, tăng 14,8%; Hoa Kỳ đạt 4,2 tỷ USD, tăng 14,3%.

PN


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 177

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 174


Hôm nayHôm nay : 111453

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 839618

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73886589