Sau hơn 3 năm thực hiện, Ban chỉ đạo OCOP Quảng Ninh đang hết sức nỗ lực đưa chương trình này trở thành một thương hiệu của tỉnh và là một trong những chương trình kinh tế chủ lực.
Nhiều cửa hàng chuyên doanh các sản phẩm OCOP được xây dựng tại Quảng Ninh |
Theo ông Đặng Huy Hậu, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, chương trình OCOP được triển khai nhằm phát triển hình thức tổ chức SXKD các sản phẩm truyền thống, có lợi thế ở khu vực nông thôn, góp phần tái cơ cấu nền kinh tế nông thôn Quảng Ninh theo hướng phát triển nội sinh và gia tăng giá trị.
“Chương trình với mục đích thực hiện có hiệu quả nhóm tiêu chí “Kinh tế và hình thức tổ chức SX” trong Bộ tiêu chí Quốc gia về xây dựng NTM, thông qua việc phát triển SX tại các địa bàn nông thôn, góp phần hạn chế việc giảm dân số nông thôn di cư ra TP, bảo vệ môi trường và gìn giữ ổn định xã hội nông thôn”, ông Hậu khẳng định.
Sau 3 năm thực hiện chương trình OCOP, tỉnh đã bố trí được bộ máy quản lý chuyên nghiệp và chuyên trách hơn từ cấp tỉnh đến cấp địa phương. Theo đó chương trình được phát triển với định hướng cụ thể dựa trên hệ thống các chính sách, quy định chi tiết được ban hành. Một trong những thành công đáng kể của OCOP Quảng Ninh là các tiến bộ KHKT được đưa vào áp dụng sâu một cách bài bản từ khâu SX đến chế biến, đóng gói bao bì và quảng bá thương mại hoá sản phẩm.
Đây cũng là cách mà chương trình đã thúc đẩy sự ra đời của các tổ chức kinh tế với hơn 180 tổ chức được hình thành, gồm các DN vừa và nhỏ, HTX, tổ hợp tác hay sự liên kết SX giữa các hộ gia đình đã giúp giảm thiểu hiện tượng SX manh mún, tuỳ tiện không theo quy chuẩn như trước đây.
Tại hội nghị triển khai đề án OCOP Quảng Ninh giai đoạn 2017-2020 được tổ chức mới đây, ông Hậu cho rằng, tỉnh đã quyết định nâng cấp hệ thống tổ chức thực hiện Chương trình từ Ban Điều hành thành Ban Chỉ đạo cấp tỉnh. Theo đó, trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo sẽ được triển khai đồng bộ, quyết liệt hơn.
Giai đoạn 2017-2020, Quảng Ninh sẽ phát triển Chương trình OCOP theo hướng chuyển từ lượng sang chất, bảo đảm liên tục và lâu dài, gắn phát triển nông nghiệp với công nghiệp, dịch vụ, thương mại và du lịch. Từng bước đưa sản phẩm OCOP trở thành thương hiệu mạnh của Quảng Ninh trên phạm vi cả nước và quốc tế.
Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh, ông Nguyễn Đức Long, cho rằng, từ bài học kinh nghiệm triển khai Chương trình OCOP giai đoạn 1 cho thấy, OCOP là một chương trình phát triển KT- XH không chỉ vùng nông thôn, mà còn cho cả khu vực đô thị thông qua việc thúc đẩy, phát triển các tổ chức kinh tế, phát huy nguồn lực địa phương và phát triển sản phẩm, dịch vụ OCOP. Do vậy, triển khai thực hiện OCOP không thể nóng vội, phải bền bỉ và thực hiện liên tục theo chu trình để thúc đẩy sự sáng tạo liên tục của người dân.
“Để tiếp tục triển khai Chương trình OCOP giai đoạn 2017-2020 đạt hiệu quả cần thực hiện tốt những nhiệm vụ trọng tâm, như: Tiếp tục hoàn thiện và tổ chức thực hiện nghiêm túc chu trình OCOP thường niên, trong đó xác định khâu quan trọng là đăng ký ý tưởng sản phẩm để thúc đẩy tính sáng tạo từ dưới lên (từ người dân, nhóm hộ SX, DN, HTX). Khuyến khích phát triển HTX, DN tư nhân.
Hiện nay, thông qua chương trình OCOP, một số đặc sản của Quảng Ninh đã được người tiêu dùng biết: Khau nhục Tiên Yên, chè hoa vàng Ba Chẽ, hoa và mật ong Hoành Bồ, nem chua Quảng Yên, rượu Cao Ba Lanh Bình Liêu... |
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn