14:35 EST Thứ bảy, 23/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV: Thu ngân sách không đạt dự toán thì phải kiên quyết cắt, giảm nhiệm vụ chi

Thứ hai - 22/10/2018 21:04
Tại phiên họp Quốc hội diễn ra chiều 22/10, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Nguyễn Đức Hải cho biết, qua báo cáo của Chính phủ và kết quả giám sát tại một số địa phương, dù kết quả thu Ngân sách nhà nước (NSNN) ước vượt dự toán, nhưng chưa đạt được một số mục tiêu trong Nghị quyết của Quốc hội.
Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Nguyễn Đức Hải báo cáo tại Quốc hội

Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Nguyễn Đức Hải báo cáo tại Quốc hội

Thu ngân sách chưa đạt một số mục tiêu

Theo Ủy ban Tài chính, ngân sách, kết quả thu NSNN ước vượt dự toán, nhưng chưa đạt được một số mục tiêu trong Nghị quyết của Quốc hội như: tỷ lệ huy động từ thuế, phí đạt 20,7%, thấp hơn mục tiêu 21% đề ra. Ngoài ra, nợ đọng thuế còn lớn và có xu hướng tăng so với năm 2017, trong khi khoản thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh ước không đạt dự toán, một số địa phương dự ước hụt thu nội địa cho thấy thu NSNN còn thiếu vững chắc.

Về thu nội địa ước vượt 0,9% so với dự toán nhưng theo Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách thì thực chất, số thu từ các khu vực doanh nghiệp lại không đạt dự toán. "Ủy ban Tài chính, Ngân sách cho rằng, một trong những nguyên nhân dẫn đến các khoản thu từ khu vực kinh tế không đạt dự toán là do giao dự toán thu nội địa năm 2018 khá cao so với số thực hiện năm 2017. Đề nghị Chính phủ rút kinh nghiệm trong công tác xây dựng và tổ chức thực hiện dự toán cho các năm tiếp theo," ông Nguyễn Đức Hải nói.

Trong khi đó, chi NSNN đã bảo đảm các nhiệm vụ chi quản lý Nhà nước, quốc phòng, an ninh, đối ngoại và thanh toán đầy đủ các chế độ, chính sách an sinh xã hội và các nghĩa vụ nợ đến hạn theo cam kết. Tuy nhiên, theo đại diện Ủy ban Tài chính, Ngân sách, việc cơ cấu lại chi NSNN chưa có nhiều chuyển biến rõ rệt, đáng chú ý là tỷ trọng chi thường xuyên trong tổng chi NSNN còn cao.

Bên cạnh đó, việc hướng dẫn về cơ chế tự chủ đối với các đơn vị sự nghiệp công lập chưa đồng bộ, kịp thời. Việc quản lý nguồn thu từ khai thác tài sản công còn lỏng lẻo, hiệu quả thấp, thất thoát nguồn lực còn lớn. Công tác đánh giá việc áp dụng cơ chế tài chính đặc thù chậm được tiến hành theo yêu cầu của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội.

Ông Nguyễn Đức Hải cho rằng, việc thực hiện thực hành tiết kiệm, chống lãng phí ở một số địa phương còn nặng về hình thức, chưa có chuyển biến thực sự. Công tác tổ chức phê duyệt quyết toán dự án đầu tư chưa nghiêm, các địa phương còn tồn đọng nhiều dự án hoàn thành, chưa được phê duyệt quyết toán theo quy định.

"Việc sắp xếp, tổ chức lại các quỹ tài chính Nhà nước ngoài ngân sách chưa có chuyển biến mạnh. Số lượng các quỹ tài chính ngoài ngân sách do các bộ, cơ quan trung ương quản lý chưa giảm so với các năm trước, một số quỹ trùng lặp mục tiêu, nhiệm vụ, đối tượng," Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Nguyễn Đức Hải nêu rõ.

Cần có biện pháp quản lý hiệu quả

Trong báo cáo thẩm tra cũng nêu rõ, năm 2019 là năm thứ 4 liên tiếp trong kế hoạch tài chính trung hạn 5 năm 2016-2020 dự kiến tỷ lệ huy động từ thuế, phí thấp hơn 21% GDP, khả năng hoàn thành mục tiêu theo Nghị quyết số 25/2016/QH14 là khó khăn.

Từ thực tế đó, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Nguyễn Đức Hải cho rằng, cần phân tích kỹ những nguyên nhân dẫn đến thực trạng này và có biện pháp động viên nguồn thu cao hơn trên cơ sở cơ cấu lại các khoản thu, mở rộng cơ sở thu cũng như rà soát các nội dung liên quan đến ưu đãi đầu tư, thông qua đó có biện pháp hiệu quả hơn trong công tác quản lý nguồn thu, chống thất thu.

thu ngan sach khong dat du toan thi phai kien quyet cat giam nhiem vu chi

Đại diện Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội cũng nhất trí với đề nghị của Chính phủ từ năm 2019 đưa 32% tiền lãi dầu khí của nước chủ nhà và 30% lợi nhuận sau thuế của Tập đoàn Viettel vào Ngân sách Trung ương; cũng như việc Chính phủ xây dựng dự toán thu nội địa là khá tích cực, song đại diện cơ quan thẩm tra cho rằng việc xây dựng dự toán thu căn cứ trên ước thực hiện năm 2018 vẫn còn cao hơn số địa phương xây dựng nên cần thận trọng rà soát lại, đồng thời lưu ý đến các địa phương nhiều năm thu từ sản xuất kinh doanh không đạt dự toán.

Một số ý kiến đề nghị Chính phủ sớm có giải pháp tổng thể, thực chất, rõ ràng để giải quyết việc giảm nguồn thu khá lớn khi dự án lọc dầu Nghi Sơn đi vào kinh doanh, nhằm bảo đảm cân đối tài chính và mức đóng góp của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) cho NSNN.

Đại diện Ủy ban Tài chính, Ngân sách cũng đề nghị Chính phủ trong trường hợp thu không đạt dự toán thì phải kiên quyết cắt, giảm nhiệm vụ chi. Ngược lại, trường hợp tăng thu NSNN thì phải kiên quyết ưu tiên giảm bội chi theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước.

Lan Anh- Quỳnh Nga/https://congthuong.vn

 

 


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: quốc hội

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 350

Máy chủ tìm kiếm : 5

Khách viếng thăm : 345


Hôm nayHôm nay : 86133

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1068731

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71296046