22:07 EST Thứ tư, 15/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Kỳ thú ở 'làng bích họa'

Thứ sáu - 21/07/2017 23:36
Một góc “làng bích họa” xóm họ Đặng

Một góc “làng bích họa” xóm họ Đặng

Sáng sớm một ngày đầu tháng 7, chúng tôi vượt 150 km đến thăm “làng bích họa” ở thôn Pò Hèn, xã Hải Sơn, nằm sát biên giới Việt - Trung. Ở đó có xóm họ Đặng với những ngôi nhà vẽ tranh trên tường. Trời Đông Bắc hôm ấy oi ả, thi thoảng lại có những cơn mưa rào bất chợt, nhưng không làm giảm đi cái vẻ đẹp như tranh của ngôi làng. Những con đường uốn lượn, những cánh đồng lúa xanh, những ngôi nhà xinh xắn được tô vẽ bằng những bức tranh phong cảnh, xa xa là những dãy núi hùng vĩ... đã tạo nên một không gian kỳ thú, làm say lòng du khách.
Một nửa xóm vẽ tranh lên tường
Kể về sự ra đời của ngôi làng này, ông Ninh Văn Sáng, Phó bí thư Đảng uỷ xã Hải Sơn cho biết, sau cuộc chiến tranh biên giới năm 1979, có 15 hộ dân là người Dao, mang họ Tằng đến khu vực này và lập nên một xóm mới ở thôn Pò Hèn, nay là xóm họ Đặng. Tuy hầu hết người dân trong xóm đều mang họ Tằng, nhưng chính quyền và người dân trong xã đều gọi đây là xóm họ Đặng, có lẽ vì phát âm chữ Tằng và Đặng gần giống nhau.
Ông Phùn Quốc Việt, Trưởng thôn Pò Hèn chia sẻ: cách đây hơn 1 năm, xã Hải Sơn triển khai xây dựng nông thôn mới, theo chủ trương của thành phố Móng Cái là đưa Hải Sơn thành điểm du lịch cộng đồng. Vì thế, chính quyền địa phương đã đầu tư hơn 700 triệu đồng để di dời chuồng trâu, bò ra xa nhà, làm vệ sinh toàn bộ thôn xóm. Ngoài ra, để tạo điểm nhấn cho xóm họ Đặng trong việc làm du lịch cộng đồng, chính quyền xã kêu gọi các hộ dân đồng ý vẽ tranh tường. Đến nay, toàn bộ xóm có khoảng 20 hộ dân, đã có gần một nửa số hộ chấp nhận cho chính quyền vẽ tranh lên các bức tường xung quanh nhà. Dưới bàn tay của các hoạ sĩ được mời về, những bức tường rêu mốc nay đã trở thành những bức họa đẹp về con người và cuộc sống vùng đất nơi đây. Những bức tranh vẽ ngày mùa ở bản người Dao; chú ếch xanh ngộ nghĩnh; bản làng với ruộng bậc thang…
“Khách du lịch đông lắm”
Dẫn chúng tôi đi thăm “làng bích họa” trên những con đường bê tông sạch bóng, ông Việt tự hào kể về cuộc sống của xóm họ Đặng và thôn Pò Hèn. “Ở đây chúng tôi hơn 90% là người dân tộc Dao, nên việc thay đổi một thói quen lâu đời là rất khó. Tôi phải mất gần nửa năm trời đi vận động từng nhà để bà con đồng ý cho vẽ tranh. Ban đầu cán bộ thôn nêu gương trước, sau đó, mọi người thấy đẹp nên đã có 8 hộ dân đồng ý. Giờ khách du lịch đến đông lắm, mỗi tháng các hộ dân cũng có thêm vài triệu đồng, tiền làm dịch vụ du lịch”, ông Việt khoe.
Theo ông Việt, ngoài mùa màng, lên nương rẫy, người dân nơi đây gần như không có công việc gì khác. Nông thôn mới như luồng gió mát làm thay đổi cả bản làng. Điện đường thôn xóm vào buổi tối sáng bừng. Trước đây 8 giờ tối là người dân tắt đèn, nay đồng bào thức muộn hơn nhờ có khách du lịch. Nhiều người dân còn nuôi con giũi (chuột rừng), lợn rừng, bán trà hoa vàng để phục vụ du khách.
Đến Pò Hèn những ngày này, du khách không chỉ được nghe lại những câu chuyện lịch sử bi tráng, hào hùng, trong cuộc chiến tranh biên giới năm 1979, khi cả đồn biên phòng Pò Hèn với 45 chiến sĩ đã hy sinh để bảo vệ biên cương của Tổ quốc, mà còn có dịp trải nghiệm “làng bích họa” và cuộc sống của đồng bào các dân tộc địa phương.
Ông Mễ Quang Vinh, Bí thư Đảng uỷ xã Hải Sơn cho biết, trước đây cả xóm họ Đặng lẫn thôn Pò Hèn rất ít người lui tới, nhưng từ khi người dân đồng ý vẽ tranh tường để làm du lịch cộng đồng, bộ mặt thôn bản đã hoàn toàn khác. “Thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục đề nghị UBND thành phố Móng Cái đầu tư hạ tầng tốt hơn nữa, để địa phương phát triển du lịch cộng đồng”, ông Vinh nói.
Ngoài “làng bích họa”, tại xã Hải Sơn du khách còn có thể thăm thác nước Cao Lan; ngắm cảnh hoặc mạo hiểm thì tắm sông Tràng Vinh; chụp ảnh tại cửa khẩu Pò Hèn, đài liệt sĩ Pò Hèn. Du khách cũng được thưởng thức món cá suối, thịt ngan đen hoặc cà sáy (vịt lai ngan) hoặc mua về các sản vật địa phương gồm trà hoa vàng, khau nhục (thịt hầm với vị thuốc), bánh chưng nếp cẩm, thổ cẩm. Tại Hải Sơn, đã có khoảng 10 cơ sở kinh doanh ăn uống, 3 nhà nghỉ để sẵn sàng đón du khách…
 

Theo Lã Nghĩa Hiếu/thanhnien.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 182


Hôm nayHôm nay : 111453

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 840166

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73887137