04:57 EDT Thứ hai, 20/05/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Kỹ thuật trồng đu đủ ruột đỏ giống F1 Sinta

Thứ hai - 07/08/2017 21:44
Báo NNVN đăng bài "Đu đủ xen tiêu mang lại hiệu quả kép". Đây là mô hình mới đã và đang được nhân rộng của Cty Hai mũi tên đỏ rất có hiệu quả ở khu vực Đông Nam bộ. Sau đây là quy trình kỹ thuật.
10-38-45_h1jpg
Giống đu đủ ruột đỏ F1 Sinta của Cty Hai mũi tên đỏ đang được nhà nông chọn lựa vì nhiều đặc tính tốt hơn so với các giống khác.

Giống đu đủ ruột đỏ F1 Sinta có đặc điểm cây thấp, cao từ gốc đến trái đầu tiên 65 - 70 cm; chống chịu bệnh virus; khả năng đậu trái tốt, trọng lượng trái 1,5 - 2,2kg; thịt trái dày, ngọt, có màu vàng đẹp, thịt chắc, bảo quản được lâu; sớm cho thu hoạch, thời gian từ trồng đến thu hoạch lứa đầu tiên là 6,5 tháng.

Thời vụ:

- Ở miền Nam, những nơi chủ động nguồn nước tưới có thể trồng quanh năm nhưng thích hợp nhất là đầu mùa mưa (tháng 4 - 5).

- Ở miền Bắc, trồng vụ thu đông (tháng 9 - 10).

Chuẩn bị cây con:

Ngâm hạt trong nước ấm (2 phần nước sôi pha với 3 phần nước lạnh) trong 11 - 12 tiếng đồng hồ và dùng tay xoa nhẹ hạt để hạt thấm nước tốt, sau đó vớt ra rửa sach nhớt.

Tiếp tục ngâm hạt trong dung dịch Atonik nồng độ 1 phần ngàn (1ml dung dịch Atonik pha với 1 lít nước) trong 20 - 30 phút để kích thích hạt nảy mầm tốt hơn, sau đó vớt hạt ra gieo vào bầu.

Bầu ươm cây con: Trộn xơ dừa (đã xả hết chát) với tro trấu (đã xả hết mặn) và phân chuồng hoai mục với tỷ lệ thể tích: 35% xơ dừa + 35% tro trấu + 30% phân chuồng hoai mục.

Gieo hạt sâu khoảng 1cm. Nếu gieo sâu quá hạt sẽ chậm nảy mầm hoặc không nảy mầm.

Nên đặt bầu nơi có giàn che để hạt nảy mầm tốt. Tưới nước vừa phải, không để quá khô hoặc quá ẩm. Phun Validacin, Rovral, Carbendazim, Ridomil, Kasuran... để phòng ngừa bệnh chết cây con.

Khi cây con cao khoảng 15 - 20 cm, có 5 - 6 lá (40 - 45 ngày sau gieo) thì đem ra trồng.

Chuẩn bị đất trồng:

Đu đủ Sinta có thể trồng được trên nhiều loại đất; kích thước hố trồng 50 x 50 cm, hố sâu 30 cm.

Khoảng cách trồng: Hàng cách hàng 2 - 2,5m; cây cách cây: 2m; mật độ 2.000 - 2.200 cây/ha. Nếu trồng xen tiêu thì mật độ 1.000 cây/ha.

Bón phân chăm sóc:

Lần 1: Sau trồng 4 - 6 tuần, mỗi gốc 50 - 80g urê, 150 - 200g super lân, 50 - 80g KCl.

Lần 2: Khi cây ra hoa (khoảng 3,5 - 4 tháng sau trồng), mỗi gốc 50 - 80g urê, 200 - 250g super lân; 80 - 100g KCl; 3 - 4kg phân chuồng hoai.

Lần 3: Sau khi thu hoạch lứa quả đầu tiên, mỗi gốc 50 - 80g urê, 200 - 250g super lân: 80 - 100g KCl: 4 - 5kg phân chuồng hoai.

10-38-45_h2jpg
Nông dân vui mừng trước vườn cây đu đủ Sinta trái mọc sum xuê báo hiệu bội thu

Phòng trừ sâu bệnh:

- Sâu hại:

+ Các loại bọ trĩ, rầy mềm, bọ phấn trắng, rầy xanh... hại thân lá, ngọn và quả non, làm cây phát triển kém, giảm chất lượng trái, đồng thời là môi giới truyền bệnh virus. Sử dụng các loại thuốc Confidor, Trebon, Thianmectin, Radian...

+ Rệp sáp: Rất phổ biến trên đu đủ. Nên tạo thông thoáng trong vườn, tiêu hủy lá già, lá bị hại. Khi mật số rệp cao, bồ hóng nhiều có thể phun nước mạnh để rửa trôi. Sau đó dùng thuốc trừ sâu như: Applaud, Butal, Bassa, Regent, Confidor, Movento 150...

Lưu ý, khi sử dụng thuốc nên phun kèm theo chất bám dính vì quần thể rệp sáp có lớp sáp trắng dầy phủ kín. Nếu vườn tạp, nên phun thuốc trừ rệp sáp trên các cây khác trong vườn. Đảm bảo tiêu diệt nguồn rệp non, rệp di chuyển và ẩn náo trên cây ký chủ khác.

- Bệnh hại:

+ Bệnh virus rất khó phòng trị. Tuy giống đu đủ F1 Sinta có khả năng chống chịu được, nhưng cũng cần vệ sinh đồng ruộng, phun thuốc phòng trừ các loại côn trùng môi giới truyền bệnh.

+ Bệnh phấn trắng, thán thư: Bón phân cân đối. Phun Anvil, Daconil, Topsin, Mancozeb.

+ Bệnh thối gốc: Đất trồng cần cao ráo, thoát nước tốt. Cây mới bệnh dùng thuốc Ridomil Gold, Dithane, Aliette, Vilaxyl, Canthomil... phun đẫm vào gốc hoặc tưới vào đất quanh gốc cây.

Theo: ThS Trần Đình Thường/nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 311


Hôm nayHôm nay : 45099

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1075412

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 61397369