04:04 EST Thứ hai, 13/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Lái xe bỏ nghề, đưa cam Vinh về Phú Thọ trồng, thu ngay 200 triệu

Chủ nhật - 03/06/2018 19:24
Sau nhiều năm vật lộn với nghề lái xe, công việc nguy hiểm mà cuộc sống cũng chẳng khấm khá, năm 2015, anh Nguyễn Minh Trí trú tại khu 16, Tiên Kiên, huyện Lâm Thao, Phú Thọ đã “liều mình” đưa giống cam Vinh về khu đồi cằn cỗi ở đây trồng và đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Xuất phát từ một lái xe tải cho nhà máy giấy Bãi Bằng, đi quanh năm ngày tháng cũng chỉ kiếm được 5 – 6 triệu đồng/tháng không đủ chi tiêu cho gia đình.

Cái duyên đến với nghề nông nghiệp bắt đầu đến với anh Trí từ năm 2015, đó lần hai vợ chồng anh đi Hòa Bình mua cam và cũng để học hỏi mô hình kinh tế, nhận thấy cây cam mang lại hiệu quả kinh tế cao nên hai vợ chồng đã quyết crí mang giống cam Vinh về với đất đồi Tiên Kiên khởi nghiệp.

 lai xe bo nghe, dua cam vinh ve phu tho trong, thu ngay 200 trieu hinh anh 1

Anh Nguyễn Minh Trí chia sẻ về cách chăm sóc cây cam Vinh. Ảnh Thu Hường

Thời điểm đầu khi hai vợ chồng quyết định đưa cây cam vinh về khởi nghiệp đã không nhận được sự ủng hộ từ gia đình nội ngoại bởi lẽ anh Trí chưa từng biết đến làm nông nghiệp là như thế nào.

“Không được sự đồng ý, nhưng tôi vẫn quyết định thực hiện ý tưởng của mình. Ngoài số vốn ít ỏi, tôi phải đi vay mượn ngân hàng, anh em gia đình để khai hoang lại khu đồi vốn trước đây trồng bạch đàn và trồng vào đấy 400 cây cam Vinh”, anh Trí chia sẻ.

Cũng theo anh Trí, do là đất đồi, lại được trồng bạch đàn trước đó nên vợ chồng anh đã phải rất vất vả để cải tạo đất. Rất may, cây cam Vinh lại rất hợp với khí hậu, thổ nhưỡng nơi này nên phát triển tốt. Điều mà anh Trí vui nhất đó là, sau nỗ lực làm việc, học hỏi kinh nghiệm, gia đình và bạn bè đã dần dần ủng hộ, hỗ trợ anh phát triển mô hình nông nghiệp của anh.

Vừa trồng, vừa cải tạo, mở rộng diện tích, đến nay, trên diện tích 5ha đất đồi được mua từ bà con nông dân, thuê đất 50 năm từ UBND huyện Lâm Thao anh Trí đã trồng 2000 gốc cam Vinh, 1500 gốc cam canh, bưởi diễn và bưởi da xanh…

 lai xe bo nghe, dua cam vinh ve phu tho trong, thu ngay 200 trieu hinh anh 2

Cây cam chín muộn ở vườn anh Trí  trĩu quả. Ảnh Thu Hường

2017 là năm đầu tiên, 400 cây cam Vinh và một số cây bưởi đã cho thu hoạch với số tiền khoảng 200 triệu đồng. Năm 2018, số lượng cây cam, cây bưởi cho thu hoạch sẽ nhiều hơn và đến năm 2019, anh Trí dự tính chỉ riêng 2000 gốc cam cũng có thể thu được khoảng 50 tấn tương đương 1,5 tỷ đồng.

Để rút ngắn thời gian trồng, anh Trí đã thực hiện kỹ thuật ghép mắt cam trên gốc bưởi và tiện thân vỏ để ép cây ra hoa. Đối với cây cam Vinh và bưởi phải trồng cách nhau một khoảng nhất định, chỉ bón phân gia súc, gia cầm, ủ rơm rạ lên gốc cây nhằm tạo tơi xốp cho đất trồng và tăng thêm độ ngọt cho quả.

 lai xe bo nghe, dua cam vinh ve phu tho trong, thu ngay 200 trieu hinh anh 3

Để rút ngắn thời gian, anh Thí đã thực hiện kỹ thuật ghép mắt cam trên gốc bưởi và tiện thân vỏ để ép cây ra hoa.

Ảnh Thu Hường

“Mỗi năm trước khi cây ra hoa, tôi thường phun thuốc phòng trừ nhện đỏ theo định kỳ, đặc biệt không dùng thuốc kích thích cho quả để giữ được vị đặc trưng của giống quả, cũng như đem lại sản phẩm sạch cho người tiêu dùng”, anh Trí tâm sự.

Ước tính từ năm thứ 5, vợ chồng anh sẽ thu hoạch được 100 tấn hoa quả gồm cam Vinh, cam sành, cam chín muộn bưởi da xanh và bưởi diễn.

Bên cạnh cây cam, cây bưởi anh nuôi cả lợn rừng, ngỗng, bò để tạo thêm thu nhập cũng như lấy phân bón cho cây.

Là người đầu tiên đem giống cam Vinh về trồng thành công trên đất đồi Phú Thọ, anh Trí mong muốn các cấp địa phương quan tâm, tạo điều kiện cho mô hình của anh được nhân rộng hơn nữa. Đặc biệt, mô hình trang trại sẽ được chứng nhận của VietGAP để sản phẩm có nguồn gốc giúp cho quả cam có giá trị cao hơn khi tiêu thụ ra thị trường đặc biệt là các siêu thị, gian hàng lớn trên toàn tỉnh.

Theo: Thu Hường - Tuấn Trung/danviet.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 132

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 131


Hôm nayHôm nay : 37836

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 526536

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73573507