Theo Thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nguyên, hiện nay các tỉnh Tây Nguyên đã có 61 xã đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó 45 xã đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, 281 xã đạt tiêu chí thu nhập, 530 xã đạt tiêu chí về cơ cấu lao động, 329 xã đạt tiêu chí hình thức tổ chức sản xuất, 143 xã đạt tiêu chí về giao thông, 357 xã đạt tiêu chí về thủy lợi…
Theo Thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nguyên, hiện nay các tỉnh Tây Nguyên đã có 61 xã đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó 45 xã đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, 281 xã đạt tiêu chí thu nhập, 530 xã đạt tiêu chí về cơ cấu lao động, 329 xã đạt tiêu chí hình thức tổ chức sản xuất, 143 xã đạt tiêu chí về giao thông, 357 xã đạt tiêu chí về thủy lợi… Đặc biệt, tỉnh Lâm Đồng là địa phương có phong trào xây dựng nông thôn mới khá nhất so với các tỉnh Tây Nguyên và đã có một huyện (huyện Đơn Dương), 43 xã đạt chuẩn nông thôn mới, chiếm 37% số xã trong toàn tỉnh. Các tỉnh Tây Nguyên đã huy động nhiều nguồn lực để đầu tư xây dựng nông thôn mới, góp phần thay đổi bộ mặt nông thôn và nâng cao đời sống đồng bào các dân tộc trên địa bàn.Riêng tỉnh Lâm Đồng, từ năm 2011 trở lại đây đã huy động trên 33.581 tỷ đồng để đầu tư xây dựng nông thôn mới, trong đó vốn ngân sách chỉ có 3.581 tỷ đồng, còn lại vốn nhân dân đóng góp, vốn huy động của các tổ chức, doanh nghiệp, hợp tác xã… Nhờ vậy, tình hình nông nghiệp, nông dân, nông thôn trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng có nhiều chuyển biến tích cực, nông nghiệp tăng trưởng ổn định, cơ cấu ngành nông nghiệp chuyển dịch đúng hướng mang lại giá trị cao, đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các dân tộc không ngừng được cải thiện, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, môi trường sinh thái ngày càng được cải thiện. Đơn Dương, huyện đầu tiên của Tây Nguyên đạt chuẩn nông thôn mới đã huy động hơn 4.311 tỷ đồng để xây dựng nông thôn mới, làm thay đổi bộ mặt nông thôn, với trên 72% đất canh tác sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, đạt giá trị sản xuất trên 150 triệu đồng/ha, góp phần đưa tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện giảm xuống còn 1,3%; trong đó hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số chỉ còn 3%. Hiện nay, các tỉnh Tây Nguyên tiếp tục huy động các nguồn lực để thực hiện có hiệu quả chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới; tỉnh Lâm Đồng phấn đấu đến năm 2020 đạt chuẩn nông thôn mới./. Theo Quang Huy/vietnamplus.vn