22:42 EST Thứ bảy, 28/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Lần đầu tiên lượng hóa hiệu quả phát triển doanh nghiệp

Chủ nhật - 14/10/2018 04:48
Bộ chỉ tiêu đánh giá mức độ phát triển doanh nghiệp (DN) sẽ chính thức công bố từ năm 2018 nhằm đánh giá thực trạng và mức độ phát triển DN của cả nước và từng địa phương.
Theo lộ trình quy định tại Đề án, từ năm 2018, chính thức công bố Bộ chỉ tiêu đánh giá mức độ phát triển DN của cả nước và từng địa phương. Ảnh: Nhã Chi

Theo lộ trình quy định tại Đề án, từ năm 2018, chính thức công bố Bộ chỉ tiêu đánh giá mức độ phát triển DN của cả nước và từng địa phương. Ảnh: Nhã Chi

Theo đánh giá ban đầu, thông qua Bộ chỉ tiêu này sẽ đánh giá một cách đầy đủ kết quả, hiệu quả và chất lượng phát triển của DN trên cả nước và từng địa phương, từ đó sẽ có những giải pháp phù hợp thúc đẩy DN phát triển.

Thuận tiện trong áp dụng

Ngày 26/9/2018, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án xây dựng bộ chỉ tiêu đánh giá mức độ phát triển DN. Theo Đề án, một bộ chỉ tiêu đánh giá mức độ phát triển DN với các nhóm chỉ tiêu đo lường cụ thể sẽ được áp dụng.

Theo Vụ Thống kê công nghiệp thuộc Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT), lộ trình tại Đề án nêu rõ, từ năm 2018, chính thức công bố Bộ chỉ tiêu đánh giá mức độ phát triển DN của cả nước và từng địa phương. “Bộ chỉ tiêu này không đánh giá chung, không quy về một chỉ số mà công bố theo các chỉ số đơn, có nghĩa là, chúng ta không quy hết các địa phương về một chỉ số trong xếp hạng để so sánh, mà xếp hạng theo các chỉ số đơn”, đại diện Vụ Thống kê công nghiệp nhấn mạnh.

Theo Đề án, việc thu thập thông tin phục vụ xây dựng Bộ chỉ tiêu đánh giá mức độ phát triển DN của cả nước và của từng địa phương sẽ sử dụng thông tin từ điều tra DN hàng năm do Tổng cục Thống kê thực hiện; đồng thời, khai thác thông tin từ dữ liệu hành chính (cơ sở dữ liệu về thuế, đăng ký DN, bảo hiểm xã hội của các DN…) cũng như tổ chức điều tra, thu thập thông tin bổ sung.

Đánh giá về cách thức triển khai Bộ chỉ tiêu, nhiều ý kiến cho rằng sẽ khá dễ dàng. Phần lớn chỉ tiêu khai thác thông tin trên cơ sở nền tảng cơ sở dữ liệu sẵn có, một số chỉ tiêu áp dụng theo lộ trình đến năm 2020 sẽ cài đặt thêm. Đơn cử như chỉ tiêu: Số DN có hệ thống xử lý chất thải bảo vệ môi trường đạt chuẩn quốc gia, tỷ lệ chất thải đã thu gom, tỷ lệ chất thải đã đạt chuẩn quốc gia, số DN được cấp chứng chỉ sản xuất an toàn thuộc nhóm chỉ tiêu bảo vệ môi trường; giá trị gia tăng của DN, giá trị gia tăng bình quân 01 lao động; giá trị gia tăng bình quân 01 đồng giá trị tài sản cố định…

“Vì vậy, Đề án có tính khả thi cao, bởi hiện nay chưa có Bộ chỉ tiêu nào đánh giá đầy đủ chất lượng, hiệu quả mức độ phát triển DN”, đại diện Tổng cục Thống kê khẳng định.

Một số cơ quan thống kê địa phương cũng nhận định, việc áp dụng các nhóm chỉ tiêu như nêu tại Đề án không gây khó khăn cho quá trình thu thập, đảm bảo được tính chính xác của số liệu. Hơn nữa, theo quy định của pháp luật về thống kê, các cơ quan thống kê có những lợi thế về cơ sở dữ liệu thông tin. 

Nhuần nhuyễn trong phối hợp, trách nhiệm trong triển khai

 

<div pull-right="" cms-quote"="" style="box-sizing: border-box; margin-bottom: 10px;">Theo Vụ Thống kê công nghiệp thuộc Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT), lộ trình tại Đề án nêu rõ, từ năm 2018, chính thức công bố Bộ chỉ tiêu đánh giá mức độ phát triển DN của cả nước và từng địa phương. “Bộ chỉ tiêu này không đánh giá chung, không quy về một chỉ số mà công bố theo các chỉ số đơn, có nghĩa là, chúng ta không quy hết các địa phương về một chỉ số trong xếp hạng để so sánh, mà xếp hạng theo các chỉ số đơn”, đại diện Vụ Thống kê công nghiệp nhấn mạnh.
Mặc dù có những đánh giá bước đầu khá tốt về tính khả thi của Bộ chỉ tiêu, song để việc áp dụng thực sự hiệu quả, đa số các ý kiến đều nhấn mạnh yêu cầu về tính chặt chẽ trong phối hợp triển khai. “Nếu không có sự phối hợp nhuần nhuyễn giữa các bên được phân công tham gia triển khai Bộ chỉ tiêu thì khó mà có được kết quả tốt”, Vụ Thống kê công nghiệp khẳng định và cho rằng, sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý phải thực chất. Bên cạnh đó là yêu cầu về việc chấp hành nghiêm pháp luật về thống kê của các DN nhằm có được những đánh giá đầy đủ và chính xác, từ đó cơ quan nhà nước mới có chính sách hỗ trợ đúng, kịp thời. Ngoài ra, để việc áp dụng Bộ chỉ tiêu có được hiệu quả tốt nhất, nhiều ý kiến cũng nhấn mạnh đến vai trò của công tác truyền thông để từ đó các bên liên quan nâng cao nhận thức và trách nhiệm trong thực hiện.

Chỉ rõ hơn yêu cầu này, tại Đề án, Thủ tướng Chính phủ phân công rõ trách nhiệm đối với từng đơn vị thực hiện. Cụ thể, Bộ KH&ĐT chủ trì, phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) xây dựng Bộ chỉ tiêu, phương án thu thập thông tin tính toán và công bố Bộ chỉ tiêu của cả nước và của từng địa phương. Bổ sung hoàn thiện Chương trình điều tra thống kê quốc gia; chế độ báo cáo áp dụng đối với Cục Thống kê địa phương; biên soạn Bộ chỉ tiêu đánh giá mức độ phát triển DN.

Đồng thời, Bộ KH&ĐT tổ chức tuyên truyền, phổ biến, tập huấn và hướng dẫn các nội dung của Đề án; đôn đốc, kiểm tra, theo dõi, đánh giá tình hình thực hiện, thường xuyên cải tiến, hoàn thiện phương pháp đánh giá mức độ phát triển DN, định kỳ tổng kết, báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả triển khai thực hiện Đề án.

Với VCCI, Thủ tướng yêu cầu đơn vị này phối hợp với Bộ KH&ĐT xây dựng phương án biên soạn và công bố Bộ chỉ tiêu cũng như tuyên truyền tới cộng đồng DN hưởng ứng và cung cấp thông tin cho Bộ KH&ĐT để đánh giá mức độ phát triển DN.

Bộ Thông tin và Truyền thông, các cơ quan thông tin ở Trung ương và địa phương (cấp tỉnh) xây dựng chương trình truyền thông và tuyên truyền mục tiêu, nội dung của Đề án và tình hình triển khai thực hiện Đề án.

Bộ Tài chính cung cấp thông tin từ hồ sơ hành chính cho Bộ KH&ĐT phục vụ cho tổng hợp và triển khai các cuộc điều tra thu thập thông tin từ DN phục vụ tổng hợp và biên soạn Bộ chỉ tiêu đánh giá mức độ phát triển của DN…  DN có trách nhiệm cung cấp đầy đủ, kịp thời, chính xác các thông tin cho các cơ quan chức năng theo hướng dẫn của Bộ KH&ĐT.

Bên cạnh đó, một số ý kiến cũng nhấn mạnh yêu cầu về đội ngũ nhân sự triển khai xây dựng Bộ chỉ tiêu cũng phải bảo đảm chất lượng. Các điều tra viên phải thông thạo về nghiệp vụ, có tác phong làm việc hiện đại, năng động…


Theo Trung Hiếu/baodauthau.vn

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 155

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 154


Hôm nayHôm nay : 43147

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1256230

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72938939