Theo đó, HTXNN Thuận Nghĩa sẽ được Dự án Sinh kế nông thôn tỉnh Bình Định hỗ trợ đào tạo, nâng cao trình độ trồng rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP cho 3 nhóm mới thành lập với 85 hộ tham gia. 3 nhóm hộ này sẽ còn được hỗ trợ 40 triệu đồng/nhóm để trang bị dụng cụ bảo hộ lao động cho các thành viên khi sản xuất rau.
Hiện HTXNN Thuận Nghĩa có 6 nhóm sản xuất rau an toàn VietGAP với 150 hộ tham gia.
Vùng rau an toàn VietGAP Thuận Nghĩa. |
Trước đó, vào năm 2018, HTXNN Thuận Nghĩa đã được Dự án hỗ trợ đào tạo, nâng cao trình độ trồng rau an toàn cho 3 nhóm hộ nông dân cùng sở thích với 65 hộ tham gia. Dự án cũng hỗ trợ kinh phí trên 190 triệu đồng để trang bị xe tải vận chuyển rau đến các siêu thị, quầy rau an toàn trên địa bàn tỉnh; hỗ trợ xây dựng một số hạng mục thiết yếu tại các cánh đồng rau như đường giao thông nông thôn, lưới điện, dụng cụ, máy móc phục vụ trồng rau an toàn…
Cà chua được trồng trên vùng rau an toàn Thuận Nghĩa. |
Nhiều năm nay, HTXNN Thuận Nghĩa đã trở thành vùng sản xuất RAT trọng điểm của tỉnh Bình Định với tổng diện tích 36ha. Bên cạnh việc cung cấp lượng rau an toàn cho các siêu thị, quầy rau an toàn trên địa bàn tỉnh, một lượng lớn rau ở đây được đưa đi tiêu thụ tại các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên.
Theo Đình Thung/nongnghiep.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn