11:43 EST Thứ bảy, 23/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Làng nhiều tuổi nhất U Minh Thượng

Thứ hai - 22/09/2014 23:11
Đông Thái, ngôi làng nhiều tuổi nhất vùng U Minh Thượng (nay là xã Đông Thái, An Biên, Kiên Giang).

Trong những năm chiến tranh, Đông Thái là quê hương cách mạng, trung dũng kiên cường. Còn ngày nay, Đông Thái đang từng bước chuyển mình, đổi mới, hội nhập, vươn lên.

Làng ôm rừng

Nói đến U Minh, trong suy nghĩ của nhiều người, đó là vùng đất xa xôi, hẻo lánh. Nơi mà “muỗi kêu như sáo thổi, đỉa lền tựa bánh canh”. Nơi rừng thiêng, nước độc, “xuống sông sấu cắn, lên rừng cọp tha”. Ấy vậy mà, cách đây hàng trăm năm, rất nhiều người tha phương cầu thực đã chọn nơi đây là quê hương thứ hai của mình. Họ tìm đến đây kiếm kế sinh nhai rồi dần già lập ấp, lập làng. 

Những người đến đây đều chọn những con rạch từ sông Cái Lớn chạy dài ra mép biển, được đặt tên theo thứ tự từ Thứ Nhất cho đến Thứ Mười, còn rạch nhỏ hơn gọi là xẻo (Xẻo Rô, Xẻo Dừa, Xẻo Vẹt, Xẻo Đôi…) để sinh sống.

Trước đây, để đến được với vùng đất lắm rạch, nhiều xẻo này, không có cách nào khác là phải lụy đò. Nhưng hiện nay, giao thông đã thuận tiện hơn rất nhiều. Tuyến đường xuyên Á (phần đi qua Việt Nam) trải dài từ Hà Tiên (Kiên Giang) đến TP. Cà Mau (tỉnh Cà Mau) đã nối liền vùng đất U Minh thành một dải. Hai cây cầu bắc qua sông Cái Bé, Cái Lớn đã thay thế cho những chuyến phà Tắc Cậu - Xẻo Rô với hành trình vượt sông gần chục km (khoảng 30 phút).

Qua lời giới thiệu của ông Nguyễn Hữu Hoa, nguyên Trưởng phòng NN-PTNT An Biên, tôi tìm gặp ông Hai Liêm, Hai Ân, những người đã gắn bó cả cuộc đời với vùng đất Đông Thái này.

Ông Hai Liêm (Lê Thanh Liêm, 75 tuổi), nguyên Bí thư Đảng ủy xã Đông Thái, hiện đã về hưu. Nghe tôi hỏi về quá trình hình thành làng Đông Thái, ông Hai Liêm nhấp ly trà nóng rồi chậm rãi kể: “Theo những tài liệu xưa để lại, thì làng hình thành cách đây hơn 300 năm. Trước đây, vùng đất phía Tây Nam sông Cái Lớn, cặp ven biển đến tận mũi Cà Mau, là một khu rừng rậm rạp, hoang vu. Người dân tứ xứ tìm đến khai phá đất hoang, khai thác sản vật từ rừng, dần dần hình thành nên ấp, nên làng”.

Những cư dân đầu tiên tìm đến vùng đất này đều chọn các con rạch, xẻo ven rừng để sinh sống. Họ khai thác các nguồn lợi thiên nhiên từ rừng như ong mật, chim trời, cá nước ngọt…

“Khi Nam Kỳ được nhà Nguyễn chia thành 6 tỉnh, trong đó tỉnh Hà Tiên với 3 huyện gồm Hà Châu, Kiên Giang và Long Xuyên, thì làng Đông Thái cũng định hình, thuộc huyện Kiên Giang, ranh giới từ Thứ Tư theo mép biển chạy dài đến Kim Quy. Khi mới lập làng, dân số còn khá thưa thớt, đất đai phần lớn là rừng hoang, nhờ nhân dân lao động khai phá mà thành ruộng đồng như ngày nay”, ông Hai Liêm cho biết thêm.

Vào thời Pháp thuộc, để đẩy mạnh khai thác kinh tế, chúng đưa xáng vào đào kênh cắt ngang rừng U Minh, từ vàm Xẻo Rô đến ngọn Sông Đốc, thuộc xóm Cán Gáo. Từ khi có kênh xáng, lưu thông được thuận lợi, dân cư tìm đến sinh sống ngày càng nhiều.

Do tựa lưng vào rừng, làng Đông Thái như một cánh cung, “ôm” lấy rừng để tồn tại. Trong những năm chiến tranh, Đông Thái là căn cứ cách mạng, phải gánh chịu biết bao bom đạn của kẻ thù. Nhưng chính nhờ có “rừng che bộ đội, rừng vây quân thù” mà làng tồn tại, phát triển cho đến ngày nay.

Ông Hai Ân (Nguyễn Văn Ân), gốc Tiền Giang tìm về làng Đông Thái sinh sống cách đây đã mấy chục năm. Theo ông Hai Ân, thời đó, rừng U Minh đất rộng mênh mông. Bom đạn của kẻ thù trút xuống, gặp thực bì và than bùn nên gây ra những đám cháy lớn. Sau khi cháy rụi, để lộ ra những khoảng trống lớn nên rất nhiều người vô gia cư tụ tập về đây khai phá đất đai canh tác. Chiến tranh ác liệt thì họ rút vào rừng, bắt cá, ăn rau rừng sống tạm. Bom đạn tạm ngưng thì lại ra cày cấy.

Chuyển mình

Kết thúc chiến tranh, hòa bình lập lại, cũng như nhiều làng quê khác, nhân dân Đông Thái bắt tay xây dựng lại cuộc sống mới. Tuy nhiên, do cơ sở hạ tầng bị chiến tranh tàn phá nên SX gặp rất nhiều khó khăn.

Ông Hai Liêm nhớ lại: “Hồi ấy, làm lúa mùa một vụ nên chỉ đủ ăn chứ ít nhà nào có dư. Ngoài làm ruộng, người dân phải làm thêm chăn nuôi, thả cá mới đủ trang trải cuộc sống. Phần lớn vẫn là nhà tranh vách lá chứ rất ít thấy nhà thiếc (tôn), nhà xây lại càng hiếm”.

12-15-00_2-ong-hi-n-chm-soc-vuon-cy-n-tri-1
Ông Hai Ân đang chăm sóc vườn cây ăn trái

Sau này, khi cơ sở hạ tầng được đầu tư, người dân bắt đầu chuyển qua làm lúa 2 vụ. Khoa học kỹ thuật được chuyển giao ứng dụng vào SX, năng suất lúa ngày càng tăng. Từ SX tự cung tự cấp, người dân Đông Thái chuyển sang SX hàng hóa, cuộc sống ngày sung túc.

Có thu nhập, người dân không chỉ đầu tư sửa sang lại nhà cửa khang trang mà còn chung tay xây dựng giao thông, làm NTM. Bộ mặt nông thôn ngày càng thay đổi. Giao thương hàng hóa ngày càng phát triển nhộn nhịp, trung tâm thương mại Thử Bảy (trung tâm xã Đông Thái ngày nay) hình thành, tạo đầu mối tiêu thụ nông sản cho nông dân cũng như cung cấp hàng hóa thiết yếu tiêu dùng, phục vụ SX.

Trong những vùng ngọt hóa, ngoài làm lúa 2-3 vụ/năm, người dân Đông Thái còn làm vườn, phát triển chăn nuôi. Ông Hai Ân là một trong những hộ làm vườn có tiếng ở Đông Thái hiện nay.

Theo ông Hai Ân, khi từ Tiền Giang xuống vùng đất Đông Thái sinh sống ông đã mang theo nhiều giống cây ăn trái để trồng thử nghiệm và đều cho kết quả tốt. Hiện nay, ngoài diện tích đất đã chia cho con cái ra riêng, ông Hai Ân đang canh tác hơn 1 ha vườn với các loại cây ăn trái đặc sản như: bưởi Năm Roi, cam sành, dừa…

“Vùng đất này trồng cây ăn trái rất tốt, hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều so với làm lúa. Không chỉ có gia đình tôi, mà một số hộ dân quanh đây cũng đang sống khỏe nhờ kinh tế vườn”, ông Hai Ân chia sẻ.

Khi làm sóng nuôi tôm lan rộng ở các vùng ven biển, người dân Đông Thái cũng bắt nhịp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi. Theo những người dân nơi đây, từ khi chuyển qua SX theo mô hình lúa - tôm, kinh tế đã có sự phát triển khá nhanh do hiệu quả mô hình này mang lại rất lớn.

Ông Hai Liêm cho biết: “Làm lúa mỗi ha cho thu nhập tối đa khoảng 30-40 triệu đồng/năm. Nhưng nếu làm theo mô hình lúa - tôm, thu nhập từ 100-150 triệu đồng/ha/năm là bình thường”.

Ông Phan Công Rô, Chủ tịch UBND xã Đông Thái, phấn khởi nói: “Đông Thái không chỉ trung dũng kiên cường trong chiến tranh, được Đảng và Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân mà còn nhạy bén trong thời kỳ đổi mới hội nhập. Điều đó được thể hiện qua sự nhanh nhạy trong chuyển đổi SX hàng hóa, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu thị trường”.

Hiện nay, mỗi năm xã Đông Thái gieo trồng khoảng 8.000 ha lúa, sản lượng đạt trên 44.000 tấn, không chỉ đáp ứng nhu cầu về lương thực tại chỗ mà còn phục vụ chế biến XK.

Về tôm lúa, diện tích thả nuôi hằng năm trên 1.300 ha, sản lượng đạt gần 300 tấn. Ngoài ra, nông dân còn nuôi cua biển xen canh trong vuông tôm với diện tích khoảng 1.000 ha, mỗi năm thu hoạch khoảng 100 tấn cua thương phẩm. Diện tích nuôi cá nước ngọt, nuôi trên ruộng lúa khoảng 150 ha, sản lượng gần 100 tấn.

nguồn: nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 294


Hôm nayHôm nay : 85089

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1057257

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71284572