10:52 EST Thứ hai, 25/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Lãnh đạo VASEP: Ngành thủy sản thiếu một 'nhạc trưởng' trong vấn đề liên kết

Thứ bảy - 22/02/2020 02:23
Ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Tổng thư ký Hiệp hội thủy sản VASEP chỉ ra những nút thắt mà hiện nay ngành thủy sản đang gặp phải và cần được tháo gỡ.

Tại Hội nghị trực tuyến “4.0 thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến nông sản, cơ giới hóa nông nghiệp", sáng 21/2. Ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Tổng thư ký Hiệp hội Thủy sản (VASEP) chia sẻ, 20 năm trước, thủy sản đã đi trước để xâm nhập thị trường EU từ 1995-1999.

Năm 1999, Việt Nam được vào danh sách xuất khẩu vào châu Âu với 19 doanh nghiệp đầu tiên, từ đó kéo theo đầu tư cho công nghệ, thiết bị để đảm bảo yêu cầu của thị trường. Lĩnh vực chế biến là trung tâm để kéo cả chuỗi sản xuất. Đến nay, có 559 nhà máy đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu, lớn gấp 30 lần so với cách đây 20 năm.

Theo ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Tổng thư ký Hiệp hội thủy sản VASEP, chỉ ra ngành thủy sản còn thiếu một “nhạc trưởng” để chỉ huy. Ảnh: Tùng Đinh.
Theo ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Tổng thư ký Hiệp hội thủy sản VASEP, chỉ ra ngành thủy sản còn thiếu một “nhạc trưởng” để chỉ huy. Ảnh: Tùng Đinh.

Ông Nam chỉ ra những nút thắt mà hiện nay ngành thủy sản đang gặp phải và cần được tháo gỡ:

Nguyên liệu phục vụ việc chế biến còn thiếu. Bên cạnh đó, giá thành nguyên liệu của Việt Nam còn cao hơn so với 1 số nước sản xuất cạnh tranh với nước ta như Ấn Độ, Thái Lan từ 10 đến 20%.

Tiếp đó là việc thiếu lao động phổ thông đến lao động lớn. Với việc đầu tư những công nghệ mới thì trong ngành thủy sản đã có doanh nghiệp đầu tư những thiết bị rất hiện đại để giảm giá thành xuống còn 30-40% để nội địa hóa. Nhưng có công nghệ hóa hay cơ giới hóa thì lao động vẫn là yếu tố rất cần thiết.

Quy mô sản xuất lớn còn hạn chế.

Về vấn đề liên kết, ông Nam chỉ ra ngành thủy sản còn thiếu một “nhạc trưởng” để chỉ huy và đây là 1 nút thắt cần quan tâm hơn.


Chế biến cá tra xuất khẩu ở Đồng Tháp. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.
Chế biến cá tra xuất khẩu ở Đồng Tháp. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Cuối cùng là tín dụng trong ngành nông nghiệp còn hạn chế, và còn đánh giá là có rủi ro cao.

Tại hội nghị, ông Nguyễn Hoài Nam kiến nghị cần chính sách tích tụ đất đai để tạo ra sản xuất lớn. Bên cạnh đó, ngành cũng mong muốn Chính phủ chỉ đạo ngân hàng nhà nước xem xét và đánh giá lại để có chính sách “cởi mở” hơn với lĩnh vực nông nghiệp.

Ông Nam cũng kiến nghị Chính phủ chỉ đạo Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội rà soát để tháo gỡ cho ngành thủy sản ở quyết định tạm thời số 190 cho công việc chế biến thủy hải sản nặng nhọc độc hại khiến ngành thủy sản gặp nhiều khó khăn trong việc đánh giá an sinh, không tận dụng được nguồn lao động hữu ích ở các địa phương hiện nay. Ngoài ra, chính phủ cần xem xét và có những chính sách cứng rắn với những dự án nông nghiệp không có hiệu quả.

Theo: Nhóm PVTS/nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 238

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 237


Hôm nayHôm nay : 60090

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1198194

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71425509