19:47 EST Thứ sáu, 03/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Lão nông làm giàu giữa “rốn mặn” U Minh

Chủ nhật - 19/03/2017 20:21
Từng bị nói là... không bình thường, nhưng với quyết tâm của mình, ông Quách Thanh Sử ( ở ấp 2, xã Nguyễn Phích, huyện U Minh, Cà Mau) đã chinh phục vùng đất khó, đào mương giữ ngọt...

Từng bị nói là... không bình thường, nhưng với quyết tâm của mình, ông Quách Thanh Sử ( ở ấp 2, xã Nguyễn Phích, huyện U Minh, Cà Mau) đã chinh phục vùng đất khó, đào mương giữ ngọt, trở thành một trong những người đầu tiên đưa cây trái về vùng đất phèn mặn.

Gặp chúng tôi vào những ngày tháng 3, khi mùa vú sữa đang trĩu quả, ông Sử kể: “Trước đây đất vùng này nhiều phèn, ít phù sa, bà con quanh năm trồng tràm, sau đó phát triển làm lúa, nhưng mỗi năm cũng chỉ được một vụ. Sau nhiều năm suy nghĩ, tôi bắt tay chuyển đổi 2,1ha đất để trồng cây ăn trái. Ban đầu, đất vườn của gia đình chủ yếu là vườn tạp, không có giá trị kinh tế cao. Sau đó, tôi lại bắt tay vào cải tạo, đầu tư trồng 400 gốc nhãn, dưới ao nuôi cá bóng tượng, cá chình, trên bờ thì lấy ngắn nuôi dài, trồng thêm bồ ngót, rau má”.

 lao nong lam giau giua “ron man” u minh hinh anh 1

Vườn vú sữa trĩu quả của ông Sử nằm giữa vùng nước mặn. Ảnh: CHÚC LY

Cứ như thế, vườn tược phát triển xanh tốt. Tuy nhiên, đến những năm 1997-1998, khi chính quyền chưa chuyển dịch sang nuôi tôm như bây giờ, dân địa phương tự phát dẫn nước mặn vào để nuôi tôm, dẫn đến vườn cây ăn trái của gia đình ông Sử bị ảnh hưởng. Trước tình hình đó, ông Sử quyết định cải tạo lại vườn một lần nữa bằng cách xây dựng hệ thống mương ngăn mặn bao quanh khu vườn.

“Hệ thống mương này có tác dụng ngăn nước mặn bên ngoài ngấm vào khu vực vườn bên trong, nếu nước mặn có thấm qua mương nhiều thì cũng có đường thoát ra ngoài nên không phải lo lắng hay bị động” – ông Sử chia sẻ.

Đến năm 2010, từ lợi thế giữ được ngọt, ông Sử trồng thêm hơn 50 gốc vú sữa nữa. Hiện tại, trong diện tích vườn 2,1ha của gia đình, ông Sử có hơn 400 gốc nhãn xanh tốt. Dưới ao nước ngọt, ông thả nuôi cá sặc rằn và các loại cá nước ngọt. Ao mương ngăn mặn thì ông nuôi cá bống tượng.

Ông Sử cho biết: “Nhãn trồng ở vùng đất phèn không to, bóng, đẹp mã như vùng khác, nhưng chất lượng luôn được đảm bảo. Còn vườn vú sữa có năng suất từ 200-300kg/cây/vụ, khoảng 4 năm nữa năng suất có thể đạt khoảng 500kg/cây/vụ. Mỗi năm, từ vú sữa, gia đình tôi thu về gần 40 triệu đồng”.

Theo: Chúc Ly/danviet.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 94


Hôm nayHôm nay : 31033

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 82955

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73129926