16:59 EST Thứ hai, 25/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Lấy công nghệ cao làm động lực phát triển nông nghiệp Thủ đô

Thứ tư - 10/04/2019 19:08
Với lợi thế trung tâm khoa học công nghệ hàng đầu của cả nước, Hà Nội có nhiều thuận lợi khi tiếp nhận, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất nông nghiệp, đồng thời lấy công nghệ cao làm động lực để phát triển.
Một mô hình trồng rau ứng dụng công nghệ cao. Ảnh: Thành Nam

Cải thiện thu nhập của người dân

Tính hết năm 2018, trên địa bàn Hà Nội có 126 mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, tăng 20 mô hình so với cuối năm 2017. Trong đó, một số địa phương có nhiều mô hình như: Mê Linh 18 mô hình, Gia Lâm 17 mô hình, Thường Tín 14 mô hình. Thành phố hiện có khoảng 110 ha canh tác hoa ứng dụng công nghệ cao như mô hình trồng hoa lan của Hợp tác xã Đan Hoài - Flora Việt Nam (huyện Đan Phượng), Hợp tác xã hoa, cây cảnh Thụy Hương (huyện Chương Mỹ).

Ngoài ra còn có hơn 924 ha sản xuất cây ăn quả ứng dụng công nghệ cao với nhiều sản phẩm chất lượng như nhãn chín muộn (huyện Hoài Đức), cam Canh (huyện Thanh Oai), chuối tiêu hồng (các huyện Thường Tín, Gia Lâm).

Chỉ tính riêng huyện Phú Xuyên, đã có 27 mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao như các mô hình trồng lúa chất lượng cao như trồng giống lúa JO2 tại xã Nam Phong (30ha), xã Sơn Hà (40ha); 6 mô hình dự án trồng rau các loại, rau an toàn như mô hình măng tây xã Hồng Thái (5ha), xã Khai Thái (0,7ha), dự án rau cần Khai Thái (30ha), mô hình rau an toàn xã Minh Tân (5ha)… và 4 mô hình trồng bưởi Diễn, bưởi Thồ, bưởi đào chuyên, 1 mô hình nhãn chín muộn, 3 mô hình trồng chuối, mô hình trồng cây dược liệu tại xã Thụy Phú với diện tích 1 ha, xã Khai Thái với diện tích 3.000m2; 1 mô hình trồng nấm tại xã Tân Dân cho năng suất trung bình từ 25 - 30kg/ngày, thu nhập từ 300.000-450.000 đồng/ngày.

Ông Trần Công Thành, Phó Chủ tịch UBND huyện Phú Xuyên cho biết, thời điểm hiện tại, Phú Xuyên có nhiều mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và các mô hình đều đem lại thu nhập khá cho người dân. Mô hình nhỏ nhất cũng đem lại thu nhập vài trăm triệu/năm, có mô hình cho thu nhập lên đến vài tỷ/năm cho các hộ dân. Các hộ khác đang học tập mô hình này để nhân rộng trên địa bàn.

Bên cạnh đó, tại một số xã ở các huyện Quốc Oai, Mê Linh, Thạch Thất..., số hộ dân trồng cây ăn quả, hoa, cây cảnh ứng dụng công nghệ cao cũng có thu nhập từ 500 triệu đến 1 tỷ đồng/ha/năm.

Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất

Theo Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Chu Phú Mỹ, năm 2019, Hà Nội đặt mục tiêu phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, chuyên canh tập trung, giá trị cao, bền vững và an toàn vệ sinh thực phẩm; phấn đấu tăng trưởng nông nghiệp đạt từ 2,5 đến 3%; ứng dụng công nghệ cao đạt 35% trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp toàn Thành phố; thêm 30 xã đạt chuẩn nông thôn mới; có từ 8 huyện, thị xã trở lên đạt chuẩn nông thôn mới...

Để đạt được những mục tiêu đặt ra, Sở sẽ tập trung chỉ đạo thực hiện tái cơ cấu ngành theo hướng phát triển sản xuất quy mô lớn gắn với lợi thế và thị trường. Đẩy mạnh bảo quản, chế biến và tiêu thụ nông sản theo chuỗi giá trị. Chuyển đổi từ chăn nuôi phân tán sang mô hình trang trại, gia trại và chăn nuôi công nghiệp, ứng dụng công nghệ cao. Khuyến khích áp dụng thâm canh, công nghệ cao vào nuôi trồng thủy sản.

Tiếp tục duy trì và xây dựng chuỗi cung ứng thực phẩm nông – lâm – thủy sản an toàn và phối hợp phát triển chuỗi cung cấp nông sản an toàn với các tỉnh, thành phố. Bên cạnh đó, Thành phố sẽ thí điểm ứng dụng hệ thống phần mềm để quản lý, nhận diện và truy xuất nguồn gốc thực phẩm tươi sống. Đồng thời, tăng cường việc định hướng và dự báo thị trường trong lĩnh vực nông nghiệp.

Để không nằm ngoài xu thế nông nghiệp hiện đại, Hà Nội tập trung phát huy lợi thế vùng miền về thổ nhưỡng, khí hậu để phát triển các loại cây, con đặc sản... Đồng thời, Hà Nội chú trọng hỗ trợ phát triển các hợp tác xã, doanh nghiệp quy mô nhỏ, hộ nông dân... có điều kiện ứng dụng công nghệ cao.

Trước hết, với phương châm “nhiều vùng nhỏ cộng lại thành vùng lớn”, Sở sẽ vận động bà con trong một hợp tác xã cùng sản xuất một sản phẩm thế mạnh (rau, hoa, cây ăn quả...) có ứng dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất. Trong đó, doanh nghiệp liên kết với nông dân để tư vấn về quy trình, kỹ thuật cùng với ngành nông nghiệp tạo những chuỗi sản phẩm có giá trị cao...

Cùng với đó, đẩy mạnh việc nghiên cứu, ứng dụng các thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 vào sản xuất nông nghiệp. Tăng cường cải cách hành chính, xúc tiến thương mại, dự báo thị trường và thực hiện tốt chương trình “liên kết 4 nhà” nhằm hỗ trợ tiêu thụ nông sản cho người nông dân. Đồng thời, tiếp tục đẩy nhanh tiến độ Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, hướng tới phát triển toàn diện nền nông nghiệp Thủ đô.

Theo Thành Nam/thanglong.chinhphu.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 236


Hôm nayHôm nay : 62410

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1209237

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71436552