09:20 EDT Thứ bảy, 20/07/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Liên kết phát triển chuỗi giá trị nông sản

Thứ ba - 28/07/2015 06:50
Vừa qua, tại TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) đã diễn ra hội thảo chuyên đề "Liên kết phát triển chuỗi giá trị nông nghiệp" với sự tham dự của lãnh đạo Bộ NN-PTNT, Ban Chỉ đạo Tây Nguyên và các tỉnh trong khu vực.
hu00bcnh-tiu00cu1600542411142127977
Hồ tiêu, cây trồng đang hấp dẫn nông dân Tây Nguyên
 
Thiếu liên kết
 
Theo Cục Chế biến nông lâm thủy sản và nghề muối, diện tích cây hồ tiêu tại Tây Nguyên khoảng 35 ngàn ha, sản lượng đạt 66 ngàn tấn, chiếm 53% sản lượng  cả nước. Các DN chế biến khoảng 60% sản lượng tiêu cả nước, riêng Tây Nguyên có 3 DN tập trung ở Gia Lai, với công suất chế biến chỉ khoảng 53%.
Đối với cây cà phê, cả nước có 590 ngàn ha cho sản lượng gần 1,3 triệu tấn/năm cà phê nhân. Riêng Tây Nguyên có 560 ngàn ha cho sản lượng 1,2 triệu tấn/năm, chiếm 93% sản lượng cà phê cả nước. Hiện, cả nước có 239 DN chế biến cà phê quy mô công nghiệp, chủ yếu tập trung ở Tây Nguyên với 87 cơ sở và Đông Nam bộ với 103 cơ sở. Tuy nhiên công suất sử dụng của các nhà máy chế biến còn thấp.
Còn với cây cao su, cả nước có trên 977 ngàn ha cho sản lượng 954 ngàn tấn, trong đó Tây Nguyên khoảng 120 ngàn ha cho sản lượng 180 ngàn tấn, đứng thứ 2 trong các vùng SX cao su cả nước. Tây Nguyên có 12 DN chế biến cao su, hoạt động vượt 100% công suất. Thiết bị và công nghệ sơ chế cao su thiên nhiên chủ yếu áp dụng công nghệ trong nước.
Ông Hoàng Vũ Quang, Phó Viện trưởng Viện Chính sách và chiến lược phát triển NN-NT cho biết, các cây công nghiệp chủ lực ở Tây Nguyên là ngành hàng phục vụ XK nhưng giá trị gia tăng còn thấp. 90% sản lượng cà phê của VN được XK nhưng chủ yếu là cà phê nhân xô, chỉ khoảng 8% cà phê XK ở dạng chế biến. Vì vậy giá trị gia tăng trong chế biến thấp. Công nghệ vẫn là chế biến khô, chất lượng không đồng đều, tỷ lệ hạt vỡ cao nên giá bán thấp hơn sản phẩm cùng loại của các nước.
Với sản lượng XK tăng mạnh hàng năm, VN đã trở thành cường quốc SX nông nghiệp với các sản phẩm chủ lực như cà phê, tiêu, cao su, điều… Tuy nhiên chúng ta mới chỉ tham gia vào khâu SX của chuỗi giá trị toàn cầu. Do đó, liên kết phát triển chuỗi giá trị và xây dựng thương hiệu cho nông sản là hướng đi quan trọng. Liên kết không chỉ dừng lại ở khâu SX mà cần có sự kết nối giữa SX, chế biến và thị trường.
 
Cùng với cà phê, hơn 80% sản lượng cao su của VN dành cho XK do nhu cầu trong nước chưa cao. Sản phẩm cao su chủ yếu là chế biến loại cao su mủ cốm, sơ chế, có chất lượng thấp nên giá bán sản phẩm cũng thấp hơn Thái Lan, Malaysia và phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc (hơn 60% cao su xuất sang Trung Quốc).
Riêng hồ tiêu, nước ta XK 94% tổng sản lượng chủ yếu ở dạng hạt thô, do chưa có thương hiệu nên giá trị gia tăng còn thấp. Việc dự trữ tiêu phục vụ cho XK còn nhiều hạn chế, số lượng tiêu dự trữ không đáng kể gây ra tình trạng giá XK bị giảm sút mạnh trong thời kỳ thu hoạch rộ và không đủ để XK trong thời kỳ giá cả trên thị trường quốc tế tăng cao.
Hạn chế trong khâu tồn trữ tiêu cũng khiến VN không chủ động điều tiết được lượng XK. Do đó không điều tiết được giá cả thị trường thế giới mặc dù là nước SX tiêu lớn nhất thế giới.
Theo ông Quang, cà phê, hồ tiêu, cao su XK theo các tiêu chuẩn quốc tế. Tuy nhiên khâu tổ chức SX theo chuỗi giá trị trong nước chưa đáp ứng được yêu cầu của một ngành hàng hiện đại. Đa số cơ sở SX quy mô hộ gia đình hoặc trang trại, chưa áp dụng các quy trình canh tác bền vững, chưa có kỹ năng quản trị cơ sở SX và kiến thức thị trường.
Ngoài ra, do thiếu liên kết bền vững nên dẫn đến hiện tượng tranh mua tranh bán giữa các Cty, phá vỡ hợp đồng giao kèo giữa DN với người trồng.

Vai trò doanh nghiệp

Ông Đào Đức Huấn, chuyên gia về chỉ dẫn địa lý và chuỗi giá trị cho biết, SX nông sản đòi hỏi sự nỗ lực của các tác nhân liên quan từ SX, chế biến, thương mại nhằm xây dựng giá trị về chất lượng, uy tín về thương hiệu, tiếp cận thị trường ổn định và bền vững. Đó là những lợi ích quan trọng của việc xây dựng các liên kết chuỗi giá trị trong SX nông sản.
Theo ông Huấn, DN giữ vị trí tác nhân đầu mối và điều phối trong sự phát triển các liên kết chuỗi giá trị. DN không chỉ là vai trò phối hợp, hợp tác mà quan trọng là sự điều tiết giữa các tác nhân trong chuỗi, tiếp nhận thông tin thị trường một cách hiệu quả nhất.
Đặc biệt, chỉ có DN chế biến mới đủ khả năng để thay đổi về chất của sản phẩm trong chuỗi giá trị, tạo tiền đề cho sự tham gia sâu và rộng hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu. Ngoài ra, chính sách của Nhà nước và địa phương sẽ đóng vai trò quan trọng nhằm thúc đẩy DN trở thành đối tượng tiên phong cho sự kết nối giữa các cộng đồng SX địa phương.
Ông Hà Công Tuấn, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT nhận định, Tây Nguyên có tiềm năng lớn với diện tích trên 5 triệu ha đất, trong đó diện tích đất rừng trên 2 triệu ha, là vùng trọng điểm SX cao su, cà phê và hồ tiêu, đóng góp rất to lớn cho ngành nông nghiệp.
Tuy nhiên Tây Nguyên còn hơn 1 triệu ha đất trống, là cơ hội để địa phương sử dụng có hiệu quả hơn. Cần thu hút DN vào đầu tư, bởi DN là cầu nối nông dân với thị trường, tạo ra sự liên kết về chuỗi giá trị nông nghiệp. "Vai trò của địa phương cũng rất quan trọng trong liên kết phát triển chuỗi giá trị nông nghiệp. Địa phương phải có chính sách ưu đãi đồng bộ thu hút DN đầu tư vào nông nghiệp...", ông Tuấn nói.
Mạnh Tuấn
Theo: nongnghiep.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 174

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 172


Hôm nayHôm nay : 43441

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 899710

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 64885654