04:23 EST Thứ tư, 13/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Liên kết sản xuất giữa nông dân và doanh nghiệp: Đa lợi ích

Thứ ba - 06/02/2018 20:38
Mối liên kết “4 nhà”, “2 nhà”… trong sản xuất nông nghiệp đã được bàn tới từ lâu, dù còn nhiều hạn chế trong thể chế, chính sách cũng như cách thực hiện nhưng không thể phủ nhận đây là hướng đi đúng đắn trong phát triển kinh tế.
tr12.jpg
Anh Khổng Văn Nam, Giám đốc HTX trồng rau và cây ăn quả Đội Cấn (TP. Tuyên Quang) đang tập trung mở rộng sản xuất để đáp ứng đủ sản lượng nông sản cung ứng cho doanh nghiệp liên kết.

Hồi sinh nhiều diện tích bỏ hoang

Về xã Đồng Phong (Nho Quan - Ninh Bình), chúng tôi được chứng kiến cảnh thu hoạch đậu tương của Tổng công ty Giống cây trồng, con nuôi của tỉnh Ninh Bình, thật rộn ràng. Bà Quách Thị Ninh (thôn Phong Thành) vui vẻ cho biết: Gia đình có ba sào ruộng (1 sào Bắc Bộ = 360m2) cho doanh nghiệp thuê 5 năm với mức 70kg thóc/sào/năm, vị chi gia đình được 210kg thóc/năm. Nếu tự sản xuất thì sau khi trừ hết chi phí đầu tư, mỗi sào chỉ lãi 160.000 đồng, cho nên nhiều gia đình bỏ ruộng hoặc cho người khác mượn để cấy lúa. Bây giờ cho Tổng công ty Giống cây trồng, con nuôi thuê đất thì ngoài số thóc công ty trả, nông dân còn làm công cho doanh nghiệp với thu nhập 120.000 đồng/ngày. Nếu làm đủ 26 ngày/tháng, người lao động sẽ có thu nhập khoảng 3 triệu đồng.

Phó chủ tịch UBND xã Đồng Phong Lưu Văn Định cho biết: Diện tích canh tác ở nhiều nơi chỉ cấy được một vụ/năm, chủ yếu vào vụ chiêm xuân, song thu nhập thấp bởi nông dân vừa không có vốn, vừa thiếu kiến thức để áp dụng kỹ thuật vào sản xuất. Diện tích hoang hóa có nguy cơ ngày càng lan rộng; nhưng nhờ liên kết với doanh nghiệp, nhiều diện tích canh tác được hồi sinh.

Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Tổng công ty Giống cây trồng, con nuôi tỉnh Ninh Bình Vũ Văn Nga cho biết, thực hiện mô hình liên kết này, nông dân được hưởng lợi và doanh nghiệp có điều kiện để phát triển, tạo ra lượng hàng hóa lớn đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây chính là cơ sở để nâng cao chất lượng hàng nông sản và tránh rơi vào tình trạng “được mùa mất giá, được giá mất mùa”.

Những kết quả bước đầu từ mô hình liên kết doanh nghiệp - nông dân ở huyện miền núi Nho Quan được nông dân địa phương đón nhận. Nhiều hộ nông dân hưởng ứng mô hình liên kết với doanh nghiệp và không ít doanh nghiệp đã đến khảo sát ký hợp đồng. Theo Phó chủ tịch UBND huyện Nho Quan Trịnh Đức Hưng, sắp tới, huyện sẽ phát triển vùng trồng bưởi da xanh ở xã Kỳ Phú, các loại nông sản có giá trị kinh tế cao ở xã Văn Phú. Mô hình liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân là hướng phát triển mới của kinh tế nông nghiệp ở huyện Nho Quan, bởi từ đây, nhiều diện tích bị hoang hóa được khôi phục thành vùng chuyên canh trù phú.

Uy tín là quan trọng nhất

Nửa ngày theo chân Giám đốc Hợp tác xã (HTX) Nam Sơn Nguyễn Văn Đoàn (thị trấn Liên Nghĩa, Đức Trọng – Lâm Đồng), tôi thực sự choáng ngợp trước khối lượng công việc mà anh quán xuyến. Hết ngược xuôi giữa 2 điểm sơ chế, đóng gói rau, củ, quả nằm cách nhau 4km trên quốc lộ 20, anh lại ra đồng ruộng hướng dẫn nông dân trồng cấy, rồi chạy về xưởng sản xuất phân vi sinh…

tr12a.jpg
Anh Nguyễn Văn Đoàn giới thiệu công việc đóng gói củ cải được trồng theo tiêu chuẩn VietGAP. Ảnh: Dân Việt

Áp lực đầu tiên là diện tích đất sản xuất quá lớn. Hiện HTX Nam Sơn đang tổ chức sản xuất trên 3.600ha, trải đều trên các huyện Đức Trọng, Đơn Dương, Lâm Hà của tính Lâm Đồng. Trong đó, gia đình anh Đoàn có tới hơn 100ha, 6 xã viên còn lại có vài trăm hecta, còn lại là đất của nông dân liên kết với HTX. Cơ cấu mặt hàng của HTX do anh Đoàn đứng mũi chịu sào cũng rất đa dạng, gồm củ cải, cà rốt, khoai lang, cà tím, cà chua… với sản lượng cung ứng ra thị trường không dưới 200 tấn/ngày. Trong đó, 50ha sản xuất rau củ theo tiêu chuẩn VietGAP, mỗi ngày thu hoạch 5 - 10 tấn, xuất bán buôn vào các siêu thị khó tính nhất ở TP.Hồ Chí Minh. Hiện, mảng kinh doanh dịch vụ sơ chế cà rốt, củ cải của HTX Nam Sơn đạt sản lượng 72.000 tấn/năm, doanh thu 360 tỷ đồng, tức 1 tỷ đồng/ngày, lợi nhuận thu về khoảng 18 tỷ đồng/năm. Về phía nông dân liên kết, sau khi trừ chi phí, bình quân 1ha lãi khoảng 120 triệu đồng.

Nhờ liên kết với HTX, hàng nghìn hộ nông dân ở các huyện Đức Trọng, Đơn Dương, Lâm Hà đã thoát nghèo, nhiều hộ vươn lên làm giàu bền vững, trong đó có hơn 100 hộ là đồng bào dân tộc thiểu số.

Ngoài 1.000 hộ nông dân liên kết được nhờ, HTX Nam Sơn còn giải quyết việc làm với thu nhập ổn định cho hàng nghìn lao động địa phương. Chỉ riêng lao động thường xuyên tại HTX đã lên đến hơn 300 người, còn tính cả lao động thời vụ thì gần 6.000 người, với thu nhập bình quân 5 triệu đồng/người/tháng.

Liên kết để hạn chế mùa, mất giá

Năm 2016, hơn 2ha ớt trên địa bàn phường Ỷ La (TP. Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang) được trồng theo hướng liên kết với doanh nghiệp đã mang lại hiệu quả cao. Năng suất ớt đạt từ 6 - 7 tạ/sào, thu khoảng 8 - 9 triệu đồng/sào, cao hơn 2 - 3 lần so với trồng lúa trên diện tích chuyển đổi. Doanh nghiệp đã cung ứng giống, kỹ thuật trồng, chăm sóc và bao tiêu sản phẩm, người nông dân trực tiếp thực hiện sản xuất, còn hợp tác xã, Hội Nông dân và chính quyền địa phương làm cầu nối giám sát 2 bên thực hiện trách nhiệm trong hợp đồng.

Ông Nguyễn Văn Ngân, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Giám đốc HTX sản xuất dịch vụ nông nghiệp Ỷ La, cho biết, hiện HTX đang tiếp tục ký hợp đồng với Công ty Thương mại và xuất nhập khẩu ở tỉnh Hải Dương để triển khai mô hình trồng ớt vụ thu đông này. Khi ớt có sản phẩm, hợp tác xã sẽ thu mua của người dân, bán lại cho công ty theo giá thị trường từng thời điểm, đồng thời sẽ thu tiền “róc” mỗi lần cân bán để chi trả lại cho người dân. Dự kiến mô hình sẽ triển khai trên diện tích gần 4 ha, với gần 50 hộ thành viên thuộc 3 đội sản xuất 2, 12, 14 tham gia.

Phường Ỷ La cũng đưa vào trồng thử nghiệm cây măng tây bằng giống nhập ngoại với diện tích 1 ha. Dự án được thực hiện từ năm 2017-2019. Hiện nay, dự án đang trong giai đoạn làm đất, theo kế hoạch đến tháng 9 tới, cây măng tây sẽ được đưa vào trồng thử nghiệm. Chính quyền địa phương và Hội Nông dân đứng ra giám sát việc cung ứng giống, vật tư phân bón và bao tiêu sản phẩm của doanh nghiệp.

Tháng 5 vừa qua, xã Đội Cấn đánh giá mô hình trồng ớt của Tổ hợp tác trồng ớt thôn Khe Cua 2. Sau 8 tháng thực hiện, gần 1ha ớt ra quả đồng đều và đã cho thu hái với sản lượng gần 7 tấn quả, thu nhập đạt trên 70 triệu đồng, cao hơn trồng lúa từ 2,5 - 3 lần. Điều đáng mừng là, số lượng ớt ở Khe Cua 2 đã được thương lái đến tận nơi mua. Ông Trần Xuân Viên, Chủ tịch UBND xã Đội Cấn, cho biết, theo đánh giá, thành công ban đầu của mô hình trồng ớt của tổ hợp tác trồng ớt không chỉ thay đổi tư duy sản xuất, đem lại thu nhập cao cho bà con mà còn cho xã có được bài học kinh nghiệm về tích tụ ruộng đất, xây dựng cánh đồng lớn để sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa. Đồng thời, mở ra hướng đi cho xã trong việc liên kết, hợp tác với doanh nghiệp trong đầu tư sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa.

Anh Khổng Văn Nam, Giám đốc HTX trồng rau và cây ăn quả Đội Cấn, cho biết, hiện nay, HTX đã tạo việc làm cho 7 lao động với mức lương từ 4 - 4,5 triệu đồng/người/tháng. Việc liên kết với các doanh nghiệp để tiêu thụ nông sản góp phần nâng cao thu nhập cho thành viên. Cuối năm nay, HTX sẽ dự định mở thêm diện tích canh tác lên trên 20ha nhằm đưa sản lượng tăng lên giúp cung ứng theo yêu cầu của doanh nghiệp. 

Lời kết

Phải khẳng định, việc “bắt tay” với nông dân là giải pháp phát triển phù hợp với đặc thù và xu hướng phát triển của các doanh nghiệp nông nghiệp. Tuy nhiên, để sự hợp tác này có hiệu quả và bền vững, cả doanh nghiệp và người nông dân cần phải có sự thông cảm với nhau, cùng nêu cao trách nhiệm trên tinh thần tương hỗ. Bên cạnh đó, về lâu dài chính quyền địa phương cần phải có sự tác động, can thiệp nhất định để người nông dân nâng cao tính chuyên nghiệp, tác phong công nghiệp, tạo nên nền tảng cơ bản, bền vững trong mối quan hệ với doanh nghiệp nói riêng và mục tiêu mang lại lợi nhuận trong phát triển sản xuất nông nghiệp nói chung.

Theo: Phạm Thủy/kinhtenongthon.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 267

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 266


Hôm nayHôm nay : 30359

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 506292

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 70733607