12:55 EST Chủ nhật, 29/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Liên kết vùng: Cơ hội lớn cho đặc sản Việt

Chủ nhật - 29/11/2015 05:37
Mặc dù tiềm năng cũng như nhu cầu đối với các đặc sản vùng miền Việt Nam rất lớn, nhưng việc phát triển các sản phẩm này hiện còn nhiều hạn chế.

Tại Hội thảo “Nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm đặc sản vùng miền thông qua liên kết vùng” do Cục Xúc tiến thương mại - Bộ Công Thương phối hợp UBND TP Hà Nội tổ chức mới đây, nhiều đại diện địa phương đều cho rằng, hầu hết địa phương của Việt Nam cũng có đặc sản, sản vật riêng, tuy nhiên việc quảng bá, tiêu thụ những đặc sản, sản vật này còn nhiều hạn chế.

Hiện mới chỉ có số ít đặc sản địa phương được đăng ký bảo hộ sản phẩm tập thể trong khi đây vốn là tiêu chí quan trọng để gia tăng nhận biết về sản phẩm tại các thị trường nước ngoài. Nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cung ứng, phân phối đặc sản vùng miền chưa chú trọng phát triển sản phẩm, thiết kế mẫu mã, bao bì sản phẩm… dẫn tới hiệu quả sản xuất kinh doanh, sức cạnh tranh của doanh nghiệp và các đặc sản còn thấp…

Cam Cao Phong đặc sản của tỉnh Hòa Bình

Đứng trên góc độ vĩ mô, theo ông Lê Bá Ngọc, Tổng Thư ký Hiệp hội xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam, việc cần làm hiện nay là cần có kế hoạch rõ ràng và dài hạn với mục tiêu cụ thể thay vì lập kế hoạch từng năm cho phát triển các đặc sản địa phương.

Muốn làm được điều đó, cần nâng cao nhận thức cho các cơ sở sản xuất, cán bộ quản lý về quan điểm bảo tồn và phát triển hàng đặc sản. Quan trọng nhất là xác định quan điểm về chất lượng ngay từ đầu để xây dựng được bộ tiêu chuẩn chất lượng.

Cùng với đó, cần có các hội chợ đặc sản vùng miền ở quy mô địa phương, quy mô quốc gia và tiến đến hội chợ vùng miền quốc tế để tạo thêm cơ hội thị trường cho các sản phẩm đặc sản. Thiết lập và thúc đẩy hệ thống phân phối thông qua các trung tâm phân phối đặc sản vùng miền tại các thành phố lớn, các trung tâm du lịch... trên cơ sở liên kết các vùng miền.

Ông Tạ Văn Long, Phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh Yên Bái chia sẻ, các sản phẩm đặc sản tiêu biểu của Yên Bái vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình tiêu thụ, việc xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm đã được tỉnh Yên Bái, các địa phương trong tỉnh quan tâm chỉ đạo thực hiện, song việc giới thiệu, quảng bá sản phẩm đến đông đảo người tiêu thụ còn hạn chế, giá bán sản phẩm còn ở mức thấp so với thực tế.

Ông Tạ Văn Long mong muốn các doanh nghiệp quan tâm hơn nữa đến các sản phẩm đặc sản của Yên Bái, tư vấn và hỗ trợ cho Yên Bái trong việc mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Tỉnh Yên Bái sẽ luôn sẵn sàng hỗ trợ, hợp tác với các đơn vị, địa phương trong cả nước để quảng bá, tiêu thụ sản phẩm tại thị trường Yên Bái.

Hội chợ vùng miền quốc tế  tạo thêm cơ hội thị trường cho các sản phẩm đặc sản Việt (Ảnh minh họa)

Đề xuất cho giải pháp xúc tiến thương mại liên tỉnh hiệu quả, ông Lê Quốc Vinh, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Le Invest (Holding) Coroperation nhận định, Nhà nước cần phải chủ trì chương trình truyền thông, quảng bá các thương hiệu đặc sản vùng miền; hỗ trợ kinh phí bằng nguồn ngân sách Nhà nước cho chương trình truyền thông; hỗ trợ pháp lý cho mô hình chợ đặc sản; kết nối với các địa phương để hình thành hệ thống cung ứng hàng hóa và phân phối, đảm bảo yêu cầu chất lượng và nguồn gốc; thành lập và chủ trì Ủy ban giám sát Chất lượng và Nguồn gốc; đóng dấu kiểm định hàng hóa.

Theo khảo sát của Viện Nghiên cứu và Phát triển ngành nghề nông thôn Việt Nam, từ năm 2008, nước ta đã có trên 40 mặt hàng đạt tiêu chí chỉ dẫn địa lý quốc gia và trên 750 các mặt hàng đặc sản khác nhau. Thực tế, các mặt hàng đặc sản vùng miền đem lại thu nhập và việc làm cho trên 10 triệu lao động ở các vùng nông thôn của Việt Nam.

Trong tình hình Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng với Cộng đồng Asean và thế giới, vấn đề liên kết vùng nhằm nâng cao sức cạnh tranh của các đặc sản vùng miền thực sự là một giải pháp thiết thực, hiệu quả

Hội chợ đặc sản vùng miền 2015 do UBND TP. Hà Nội tổ chức tại Khu đô thị Royal City, đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, Hà Nội có quy mô hơn 200 gian hàng, thu hút 150 doanh nghiệp đến từ 40 tỉnh, thành phố. Hội chợ giới thiệu các sản phẩm đặc sản tiêu biểu của cả ba miền Bắc - Trung - Nam, kéo dài đến hết 1/12/2015.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 97


Hôm nayHôm nay : 40053

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1284945

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72967654