19:21 EDT Thứ bảy, 28/09/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Liên minh châu Âu (EU) là một trong những đối tác quan trọng nhất của Việt Nam

Thứ hai - 04/11/2019 05:03
Ngày 4/11, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) Nguyễn Xuân Cường đã có buổi tiếp Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Liên minh châu Âu (EU) Ông Pier Giorgio Aliberti. Hai bên đã bàn thảo các vấn đề về thủy sản, lâm nghiệp và nông nghiệp.
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường tiếp Đại sứ EU tại Việt Nam Pier Giorgio Aliberti.

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường tiếp Đại sứ EU tại Việt Nam Pier Giorgio Aliberti.

Tại buổi tiếp, Ông Pier Giorgio Aliberti cho biết: Quan hệ Việt Nam – EU đang ở giai đoạn phát triển quan trọng. Mối quan hệ này được củng cố qua những hiệp định được ký kết gần đây. Trong dài hạn, Việt Nam và EU có nhiều việc cần phối hợp triển khai xử lý. Đại sứ EU đánh giá cao vai trò của Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường và Bộ NN&PTNT trong sự phát triển mối quan hệ giữa hai bên.

Về Hiệp định Đối tác Tự nguyện về Thực thi Luật  lâm nghiệp, quản trị Rừng và thương mại Lâm sản (viết tắt là VPA/FLEGT), Ông Pier Giorgio Aliberti mong muốn thúc đẩy quá trình đảm bảo nguồn gốc gỗ hợp pháp để gỗ Việt Nam được xuất khẩu sang châu Âu đúng quy định.

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường khẳng định, EU là một trong những đối tác quan trọng nhất của Việt Nam. Kinh tế lâm nghiệp Việt Nam đã có bước ngoặt khi Việt Nam và EU ký kết VPA/FLEGT. Việt Nam là nước thứ hai ở châu Á sau Indonesia tham gia Hiệp định này, điều này cho thấy Việt Nam kiên quyết thực hiện một nền kinh tế lâm nghiệp có trách nhiệm và bền vững.

Việt Nam cũng đã tích cực triển khai các nội dung sau khi ký Hiệp định. Bộ NN&PTNT đã chuẩn bị xong nghị định trình Chính phủ để ra văn bản pháp lý nhằm thực hiện việc truy xuất nguồn gốc trong chuỗi sản xuất lâm nghiệp, lên kế hoạch thực hiện đối với các bên tham gia từ Chính phủ, doanh nghiệp cho đến người dân trong suốt chuỗi từ nguyên liệu, chế biến cho đến xuất khẩu. Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường khẳng định vấn đề này không chỉ liên quan đến phát triển kinh tế mà còn liên quan đến sự phát triển bền vững của Việt Nam.

Đối với lĩnh vực thủy sản, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho biết, sau khi bị EU rút thẻ vàng đối với thủy sản vào ngày 23/10/2017, Việt Nam đã có nhiều động thái tích cực nhằm khắc phục 9 nội dung EU đưa ra. Đến cuối năm 2017, các khuyến nghị của EU đã được xem xét, đưa vào Luật Thủy sản sửa đổi và sau đó đồng bộ với các văn bản dưới luật liên quan đến vấn đề này.

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho biết, hoạt động thực địa có những kết quả ban đầu rất đáng trân trọng. Hai năm nay, không còn trường hợp vi phạm nào của ngư dân ở các quốc đảo trên khu vực Thái Bình Dương, tuy nhiên, ở vùng biển phía Nam vẫn còn một số vụ vi phạm. Ngoài ra, vẫn còn một số vấn đề về khai báo, truy xuất nguồn gốc thủy sản đánh bắt. Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường khẳng định: Việt Nam kiên quyết nỗ lực giải quyết những vấn đề còn tồn tại vì đây là lợi ích trực tiếp của Việt Nam.  

Đối với lĩnh vực nông nghiệp, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường khẳng định Việt Nam coi mô hình phát triển của EU là mô hình kinh tế xanh và EU rất tích cực trong vấn đề ứng phó biến đổi khí hậu. Do đó, 2 bên có thể hợp tác sâu hơn nữa trong nhiều chương trình phát triển trong thời gian tới.  

HNN (mard.gov.vn)

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 411

Máy chủ tìm kiếm : 8

Khách viếng thăm : 403


Hôm nayHôm nay : 45528

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1334564

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 68564727