01:52 EST Thứ tư, 25/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

"Lộc biển" về, ngư dân phấn khởi

Thứ bảy - 11/03/2017 02:50
Tranh thủ thời tiết thuận lợi, biển êm, thời điểm này ngư dân ở vùng biển Đức Phổ, Mộ Đức... tập trung khai thác ruốc, ốc gạo (ốc ruốc). Với bà con ngư dân, những con ruốc, con ốc là “lộc” của biển khơi ban tặng, cho họ thêm thu nhập để trang trải cuộc sống…

Những ngày này, tại cảng cá Sa Huỳnh, xã Phổ Thạnh (Đức Phổ) luôn nhộn nhịp bởi hàng chục tàu thuyền liên tục cập cảng mang theo chiến lợi phẩm là những khoang thuyền đầy ắp ruốc biển. Cùng với ngư dân, từ sáng sớm, các thương lái cũng tấp nập tập trung để mua bán và vận chuyển ruốc đi phơi. Năm nay, ruốc được mùa nên bà con ngư dân rất phấn khởi, nụ cười rạng rỡ luôn nở trên môi, xóa tan đi những mệt mỏi sau một đêm mưu sinh trên biển.

 

 'loc bien' ve, ngu dan phan khoi hinh anh 1

Ngư dân tranh thủ vận chuyển ruốc tươi lên bờ bán cho thương lái.

Vừa trở về sau chuyến khai thác ruốc thắng lợi, ông Trần Thanh Hùng- một ngư dân kỳ cựu ở làng biển Phổ Thạnh vui vẻ cho biết: Hơn 1 tháng nay, ruốc xuất hiện nhiều, việc khai thác thuận lợi, nên bà con ngư dân chúng tôi ai cũng phấn khởi bởi chuyến ra khơi nào thu được nhiều ruốc. Những ngày xuất hiện lượng ruốc nhiều, nhiều ghe có thể khai thác được từ 1- 2 tấn ruốc tươi. 

Theo tìm hiểu của chúng tôi, khai thác ruốc là hình thức đánh bắt gần bờ đi về trong ngày, ngư trường khai khác chỉ cách bờ khoảng 3 hải lý, bình quân mỗi tàu ra khơi thường có từ 6-8 người. Mùa khai thác ruốc biển thường diễn ra từ tháng 11 âm lịch, kéo dài đến khoảng tháng 3 âm lịch năm sau. Năm nay do ảnh hưởng của thời tiết nên mùa ruốc đến muộn hơn so với mọi năm. Tuy muộn, nhưng bù lại ruốc được mùa và giá thu mua khá cao, khiến niềm vui của bà con ngư dân cũng được nhân đôi. 

 

“Với địa điểm đánh bắt chỉ nằm cách bờ chỉ vài hải lý nên cứ tầm 1-2 giờ sáng là ngư dân chúng tôi khơi đến khoảng 7-8  giờ là trở vào bờ. Khi về bờ có thương lái tiếp cận thu mua ngay, giá bán ruốc tươi hiện tại từ 14 - 17 nghìn đồng/kg nên thu nhập của ngư dân rất khá”- ngư dân Huỳnh Long Bình ở xã Phổ Thạnh phấn khởi cho hay. 

 

Phó Chủ tịch UBND xã Phổ Thạnh  Giả Tấn Tàu cho biết, hiện địa phương có trên 70 tàu cá hành nghề khai thác ruốc. Nguồn “lộc biển” thu được sau mỗi chuyến ra khơi đã góp phần không nhỏ cải thiện đời sống cho bà con ngư dân ở địa phương. 

 

 

 'loc bien' ve, ngu dan phan khoi hinh anh 2

Rất đông thương lái tập trung tại cảng cá Sa Huỳnh để thu mua, vận chuyển ruốc đi tiêu thụ.

Cùng với bà con ngư dân ở Sa Huỳnh, thời điểm này, bà con ngư dân ở vùng bãi ngang ven biển huyện Mộ Đức cũng đang bắt đầu bước vào mùa khai thác ốc gạo. Chỉ với một chiếc ghe nan gắn máy có công suất khoảng 15- 20CV, 1 chiếc vợt là ngư dân có ra biển “nhặt lộc”. 

Theo kinh nghiệm của ngư dân, mùa ốc gạo bắt đầu từ khoảng cuối tháng giêng và kéo dài đến khoảng tháng 3, 4 âm lịch. Hiện nay, giá ốc gạo khá cao, dao động khoảng 800 - 900 nghìn đồng/bao (50kg) nên mang lại thu nhập khá cho những ngư dân hành nghề này. Điều này khiến cho ngư dân rất phấn khởi, tăng thêm khí thế để họ tiếp tục khai thác đạt hiệu quả trong những ngày tiếp theo.

 

“Ốc gạo được xem là “sản vật quý” ở vùng bãi ngang. Vào mùa ốc, ngoại trừ những khi biển động, hàng ngày cứ vào sáng sớm, ngư dân đưa ghe ra biển khai thác ốc. Mỗi ghe đi từ 2-3 ngư dân, đi cào ốc đến trưa cùng ngày thì tập trung về bến bán cho thương lái để chuyển đi tiêu thụ. Thời điểm này, tranh thủ ốc gạo có giá, nên hàng chục ngư dân trước đây làm các nghề biển khác cũng chuyển sang khai thác ốc”- ngư dân Nguyễn Văn Sinh ở xã Đức Minh cho hay

 

 

 'loc bien' ve, ngu dan phan khoi hinh anh 3

Ốc gạo- lộc biển của ngư dân vùng bãi ngang.

 

Mặc dù thời gian khai thác không nhiều và công việc này tuy khá vất vả, nhưng sản vật này cũng giúp nhiều gia đình ngư dân một khoản thu nhập đáng kể ngoài những vụ cá chính. . “So với những nghề khác, công việc này tuy vất vả nhưng giá trị thu lại cao hơn hẳn. Bình quân, mỗi ngư dân kiếm được từ 500 – 600 ngàn đồng/ngày, cá biệt có người kiếm trên 1 triệu đồng/ngày”- lão ngư Huỳnh Tấn Hòa ở xã Đức Minh chia sẻ. 

Tác giả bài viết: Theo Phóng viên báo Quảng Ngãi

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 179

Máy chủ tìm kiếm : 6

Khách viếng thăm : 173


Hôm nayHôm nay : 28445

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1087705

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72770414