07:16 EST Thứ sáu, 10/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Lợn Việt sẽ sang Trung Quốc bằng đường chính ngạch

Thứ ba - 04/04/2017 21:06
Đó là thông tin được ông Tống Xuân Chinh – Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NNPTNT) cho biết ngày tại buổi họp báo thường kỳ quý 2 do Bộ NNPTNT tổ chức.

Sản xuất đã vượt ngưỡng nhu cầu

Theo báo cáo mới nhất của Cục Chăn nuôi, những tháng đầu năm 2017 chăn nuôi lợn gặp khó khăn trong khâu tiêu thụ do thương lái Trung Quốc bất ngờ dừng mua, dẫn đến giá thịt lợn hơi sụt giảm sâu, người chăn nuôi thua lỗ nặng. Hiện tại, giá thịt lợn tăng dần trở lại nhưng không nhiều, đang tiệm cận với giá thành chăn nuôi (36.000 - 37.000 đồng/kg), do đó phần lớn người chăn nuôi chưa dám tăng đàn vào thời điểm này. Mặt khác tuy bị thua lỗ nhưng các hộ gia trại và trang trại vẫn cố gắng duy trì hoặc giảm nhẹ quy mô đàn do chuồng trại và con giống có sẵn, chỉ những hộ nuôi nhỏ lẻ sau khi xuất chuồng bị thua lỗ mới giảm đàn. Theo Tổng cục Thống kê, ước tính số lượng lợn hiện tại của cả nước tăng khoảng 1,5-2% so với cùng kỳ năm 2016.

 lon viet se sang trung quoc bang duong chinh ngach hinh anh 1

Ông Vòng Mằn Pắn (xã Bình Sơn, Long Thành, Đồng Nai) và đàn lợn chưa có thương lái thu mua. Ảnh: Trần Đáng

Giá lợn hơi giảm do tỷ lệ tăng đàn quá nhanh khiến cung vượt cầu, không chủ động được thị trường và đặc biệt là phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc. Còn gà công nghiệp lông trắng, vào thời điểm đầu năm giá giảm sâu do tăng đàn quá nhanh và Trung Quốc hạn chế nhập khẩu bởi e ngại dịch cúm A/H7N9, tuy nhiên từ cuối của tháng 3.2017, giá mặt hàng này đã có dấu hiệu hồi phục do không phải cạnh tranh với gà nhập khẩu từ Mỹ (nước này đang có dịch cúm gia cầm).

Phân tích nguyên nhân thịt lợn dư thừa, ông Tống Xuân Chinh – Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi cho biết: “Năm 2016, chúng ta sản xuất 5,02 triệu tấn thức ăn chăn nuôi. Làm một phép tính đơn giản, cứ 3kg thức ăn được 1kg thịt lợn hơi thì có thể thấy được chúng ta sản xuất được bao nhiêu tấn thịt mỗi năm. Điều đó cho thấy sự mất cân bằng giữa cung và cầu. Mỗi năm chúng ta sản xuất hơn 2 triệu con lợn, đây là một trong những nguyên nhân khiến thịt lợn bị dư thừa. Sản phẩm ngành chăn nuôi đến nay giá đã nhích lên đáng kể, tuy nhiên sản lượng thừa trong dân còn lớn. Chúng tôi hy vọng rằng bằng nhiều biện pháp khác nhau, đặc biệt là xúc tiến thương mại sẽ giải quyết được sản lượng thịt lợn dư thừa.

Khai thông thị trường Trung Quốc

Thông tin đáng chú ý mà ông Tống Xuân Chinh cho biết là vừa qua Bộ NNPTNT đã cử đoàn công tác sang Trung Quốc đàm phán xúc tiến thương mại. Hai bên đã thống nhất xúc tiến đi đến ký kết về xuất khẩu các mặt hàng chính thống, trong đó có ưu tiên mặt hàng thịt lợn, sữa. “Tôi hy vọng thời gian tới sau khi 2 bên sau khi tìm hiểu kỹ các căn cứ pháp lý và các điều kiện của nhau sẽ đi đến thống nhất cụ thể, lúc đó Việt Nam sẽ tiến hành xuất khẩu chính ngạch  mặt hàng thịt lợn và sữa sang Trung Quốc”.

Các doanh nghiệp phải đi tiên phong để liên kết với nông dân, mở rộng các mô hình sản xuất, mô hình liên kết sản xuất, tổ đội sản xuất... để tăng hiệu quả chăn nuôi, giảm giá thành, đảm bảo vấn đề môi trường, an toàn thực phẩm.

Ông Tống Xuân Chinh –
Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi

Bên cạnh giải pháp xuất khẩu, trao đổi với phóng viên Báo NTNN, ông Nguyễn Đức Trọng – Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi cho biết: “Với năng lực sản xuất thức ăn chăn nuôi, sản xuất thịt, trứng, sữa đang vượt quá sức tiêu thụ trong nước, bên cạnh hướng tới xuất khẩu, chúng ta cần có những biện pháp hành chính để giảm cường độ sản xuất”.

Thực tế trong thời gian vừa qua, Bộ NNPTNT đã có những động thái nhằm “hãm phanh” đà sản xuất lợn. Bộ NNPTNT đã gửi văn bản yêu cầu các tỉnh rà soát quy hoạch chăn nuôi lợn gắn với thị trường chung và tiềm năng của từng địa phương. Hạn chế mở rộng quy mô đầu lợn trên địa bàn, nhất là đàn lợn nái. Đồng thời đề nghị các địa phương dừng tất cả các dự án xây dựng nhà máy thức ăn chăn nuôi mới...

Để có chiến lược lâu dài ổn định sản xuất và mở rộng thị trường, ông Tống Xuân Chinh cho rằng vấn đề quy hoạch cần phải được đổi mới để đảm bảo  có thể giám sát được. Nếu quy hoạch không giám sát được, giá tăng, người nuôi ồ ạt sản xuất, đến lúc dư thừa và thị trường có vấn đề, không có lãi thì nông dân lại “kêu” cơ quan quản lý nhà nước sao không tìm thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Lãnh đạo Bộ NNPTNT cũng cho biết, trong tháng 5 tới sẽ có đoàn của Bộ sang Trung Quốc xúc tiến đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp chăn nuôi của Việt Nam và Trung Quốc buôn bán các sản phẩm có thế mạnh của hai nước. Hy vọng đây là hướng mở ra tạo thêm các kênh tiêu thụ sản phẩm bền vững cho sản phẩm chăn nuôi trong nước.
 

Theo: Đình Thăng/danviet.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 212

Máy chủ tìm kiếm : 4

Khách viếng thăm : 208


Hôm nayHôm nay : 38507

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 358210

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73405181