Xuất phát từ thực tế nêu trên, trong thời gian, Trung tâm Khuyến nông (TTKN) Long An đã xây dựng, thực hiện nhiều chương trình dự án hỗ trợ các nhóm, câu lạc bộ áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất.
Vừa qua, TTKN Long An tổ chức trình diễn cấy lúa bằng máy tại Trại Lúa Hòa Phú, xã Hòa Phú, huyện Châu Thành với sự tham quan học tập của hơn 50 đại biểu là nông dân và cán bộ kỹ thuật của huyện Định Quán (tỉnh Đồng Nai), nông dân thuộc các tổ sản xuất lúa giống của tỉnh Long An.
Tại buổi trình diễn, đại biểu đã được giới thiệu sơ lược quá trình hình thành và phát triển của TTKN tỉnh cũng như hệ thống Trại sản xuất giống cây trồng của đơn vị. Sau khi chứng kiến trình diễn cấy lúa bằng máy, các đại biểu đều có nhận định chung việc áp dụng máy cấy là rất cần thiết vì có thể giải quyết được vấn đề công lao động, cấy bằng máy nhanh hơn bằng tay, chi phí thấp hơn. Ước tính công cấy tay cho 1 ha (gồm 40 công lao động) dao động trên dưới khoảng 4.800.000 đồng, công cấy bằng máy ước tính chi phí trên 1 ha khoảng 2.000.000 đồng. 1 máy sẽ cấy 1 ha đất trong khoảng 4-5 giờ. Tuy nhiên, giá thành của máy cấy và hệ thống gieo mạ khay, khay gieo mạ là tương đối cao, khoảng trên 220 triệu đồng. Do đó, mấy cấy này chỉ thích hợp đầu tư vào các nhóm câu lạc bộ sản xuất lúa và máy cấy này thích hợp cho sản xuất lúa giống.
Trong sản xuất lúa giống, ngoài yêu cầu kỹ thuật canh tác thì cách gieo sạ cũng rất quan trọng và yêu cầu sạ hàng là tối thiếu đối với sản xuất giống xác nhận, cấy đối với sản xuất giống cấp nguyên chủng trở lên. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra hiện nay là công cấy lành nghề rất khan hiếm và giá thành lại cao, do đó áp dụng cơ giới hóa trong cấy lúa là rất cần thiết. Từ thực tế này, Trung tâm Khuyến nông đã đầu tư máy cấy, đưa vào thực nghiệm tại Trại Lúa Hòa Phú. Trong thời gian tới, Trung tâm tiếp tục hỗ trợ, quảng bá và khuyến khích các cơ sở sản xuất giống áp dụng cấy lúa bằng máy nhằm tiết kiệm chi phí và tăng hiệu quả sản xuất. |
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn