23:21 EDT Thứ bảy, 27/04/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Luật Trồng trọt cần có những điều khoản kiểm soát chặt phân bón và thuốc bảo vệ thực vật

Thứ tư - 23/05/2018 09:02
NDĐT – Bà Phạm Khánh Phong Lan, đại biểu Quốc hội TP Hồ Chí Minh cho rằng, việc quản lý thuốc bảo vệ thực vật, phân bón rất quan trọng. Vì thế, trong Luật Trồng trọt nên có một số quan điểm nêu trong luật, để kiểm soát chặt, quản lý đồng bộ cả phân bón và thuốc bảo vệ thực vật.
Đại biểu Quốc hội Phạm Khánh Phong Lan.

Đại biểu Quốc hội Phạm Khánh Phong Lan.

Chiều 23-5, các đại biểu thảo luận tại tổ về Luật Trồng trọt. Nhiều ý kiến cho rằng, hiện nay các nội dung trong Luật Trồng trọt vẫn còn thiếu và sơ sài.

Cần kiểm soát chặt phân bón và thuốc bảo vệ thực vật

Đại biểu Phạm Khánh Phong Lan (TP Hồ Chí Minh) cho rằng, Luật Trồng trọt cần có quy định kiểm soát chặt chẽ đồng bộ với việc sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật. Đại biểu Phong Lan dẫn chứng, theo Bộ Công thương, vừa qua có sự tăng vọt số lượng về chủng loại phân bón và thuốc bảo vệ thực vật. Trong khi đó, có một số loại phân bón và thuốc bảo vệ thực vật thế giới đã hạn chế nhưng chúng ta vẫn còn sử dụng, tích lũy lại làm hại nguồn nước, môi trường.

Do đó, đại biểu Phong Lan đề xuất, cần xem thị trường cần thật sự không và cách sử dụng của người nông dân như thế nào. “Ai là người chịu trách nhiệm, ai sẽ tập huấn cho người dân thực hiện đúng quy trình chứ không thể cứ đổ cho sản xuất nhỏ lẻ không quản được, về lâu dài có hại cho sức khỏe người dân”, bà Phong Lan nói. Như vậy, thuốc bảo vệ thực vật sử dụng trong trồng trọt cần phải được kiểm tra, kiểm soát, không để người nông dân cứ mua sử dụng mà không có hướng dẫn quy trình, bảo đảm thu hái an toàn, còn tồn dư thuốc bảo vệ thực vật.

Bà Phong Lan đề xuất, trong quy định của Luật cần rõ ràng về quy chuẩn, tiêu chuẩn. “Chúng ta phải định hướng tiến đến nền nông nghiệp sạch, hữu cơ, công nghệ cao không thể lạm dụng thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật”, bà Lan nhấn mạnh.

Một vấn đề nữa mà bà Phong Lan đề xuất rất mạnh mẽ, đó là cần phải có biện pháp mạnh hơn nữa trong việc chống hàng giả trong phân bón. Quy định trong Luật Trồng trọt chưa đủ sức răn đe, chung chung; kiểm soát không được các sản phẩm này trên thị trường, cuối cùng người nông dân lại gánh hậu quả.

“Cần phải nhấn mạnh trong vấn đề quy hoạch, làm sao ngành trồng trọt phải thoát được sự ảnh hưởng. Không thể sản phẩm nào được mùa thì người dân xông vào trồng, rồi mùa sau đi giải cứu. Luật không giải quyết được nhưng ít ra cũng có vũ khí để từ đó xây dựng chính sách cho phù hợp chứ không để người nông dân tự phát, gây khủng hoảng thừa. Chúng ta phải có động thái để cấm phi nông nghiệp, tiềm ẩn nguy hại. Người trả giá đầu tiên là người nông dân”, đại biểu Phong Lan nói thêm “Nếu luật áp dụng không thực tế, không có vũ khí chống lại việc làm sai trái, không có chính sách khuyến khích mặt tốt thì thà không có luật còn hơn”.

Bức xúc trước thực trạng phân bón kém chất lượng, đại biểu Diệu Thúy (TP Hồ Chí Minh) cho rằng hiện nay người nông dân hoàn toàn thụ động trước tình trạng các loại phân bón kém chất lượng nhưng không thể giải quyết được. Theo đại biểu này, Luật cũng nên đề cập, một số loại cây trồng thuộc về giống truyền thống cần phải bảo tồn, lưu giữ.

Mới chỉ tiếp cận theo khía cạnh chuyên môn

Theo đại biểu Hà Ngọc Chiến (Cao Bằng), dự thảo Luật Trồng trọt được "nâng cấp" từ Pháp lệnh Giống cây trồng nên các quy định chủ yếu liên quan đến giống cây mà chưa bao quát hết các lĩnh vực của trồng trọt.

Đồng tình ý kiến này, đại biểu Nguyễn Minh Đức (TP Hồ Chí Minh) cho rằng, Luật Trồng trọt chủ yếu đề cập tới quy định giống cây trồng, nghiên cứu sản xuất giống cây trồng, còn toàn bộ quá trình trưởng thành lại hầu như không đề cập. Toàn bộ mảng canh tác nói rất sơ sài.

Đại biểu Nguyễn Minh Đức (TP Hồ Chí Minh).

Đồng tình quan điểm này, đại biểu Trần Thị Diệu Thúy (TP Hồ Chí Minh) nói, hiện nay Luật Trồng trọt quy hoạch vùng trồng mờ nhạt, chỉ giao cho UBND tỉnh, thành tự quy hoạch vùng trồng là không hợp lý. Như thế, mỗi tỉnh làm theo quan điểm riêng của mình, dẫn tới vừa thừa, vừa thiếu. “Cây thanh long hiện nay được trồng từ miền đông đến miền tây thì khả năng tiêu thụ trong nước và xuất khẩu có bảo đảm hay không?”, đại biểu Diệu Thúy đặt câu hỏi.

Theo đại biểu Lê Quân (Hà Nội), các nhà làm luật mới chỉ tiếp cận theo khía cạnh chuyên môn chứ không phải chuỗi giá trị. “Tôi nghĩ phải đưa vào luật việc truy xuất nguồn gốc mới bảo vệ được người sản xuất sạch”, vị này đề nghị.

Đại biểu Ngọ Duy Hiểu (Hà Nội) cho rằng Luật Trồng trọt tác động đến khu vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn nhưng cách trình bày của dự thảo Luật chưa có sự gần gũi, hợp với các nhà khoa học, nhà nghiên cứu hơn. "Các thuật ngữ đề cập trong dự thảo luật không sai nhưng chưa gần với đời sống. Luật tập trung nhiều vào khái niệm, thuật ngữ mang tính khoa học kỹ thuật chuyên ngành chứ chưa giải quyết được các vấn đề thực tiễn đặt ra, giúp người nông dân tiếp cận được giống, phân bón an toàn ", đại biểu Ngọ Duy Hiểu nêu. Luật cần phải quy định nghiêm ngặt và chặt chẽ trong việc đưa giống nước ngoài vào Việt Nam, kể cả việc đưa giống Việt Nam ra nước ngoài; có chính sách khuyến khích việc nghiên cứu, lai tạo giống mới bởi thực trạng nghiên cứu, lai tạo giống mới ở nước ta hiện nay còn kém so với yêu cầu của một nước nông nghiệp.

Đại biểu Ngọ Duy Hiểu (Hà Nội).

Cũng theo đại biểu Duy Hiểu, Luật Trồng trọt phải có các chính sách giúp nông dân tiếp cận được giống, thuốc bảo vệ thực vật an toàn. “Tôi cho rằng, Luật hiện nay phải có định hướng cho ưu tiên sản xuất những gì, xuất khẩu mặt hàng nào và nhập khẩu cái gì. Luật ban hành thì cần thiết, nhưng câu hỏi của người sản xuất, người nông dân lại chưa được giải đáp trong luật này”, đại biểu Duy Hiểu nói.

Tiếp cận ở góc độ khác, đại biểu Quàng Văn Hương (Sơn La) cho rằng, Luật phải đề cập tới quyền và nghĩa vụ của người sản xuất, buôn bán giống cây trồng. Bởi thực tế, có những loại cây lâu năm mà giống không tốt sẽ gây hậu quả lâu dài và nặng nề, nhưng Luật chưa thấy quy trách nhiệm, chưa gắn trách nhiệm của chủ cơ sở sản xuất và cung cấp giống, cho nên phần thua thiệt chỉ rơi vào người nông dân.

Đây là phiên thảo luận đầu tiên về dự thảo luật này. Ngày 8-6, Quốc hội sẽ tiếp tục thảo luận tại hội trường về dự thảo Luật Trồng trọt.

 

NHÓM PHÓNG VIÊN/THEO http://www.nhandan.com.vn
 
 
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 164

Máy chủ tìm kiếm : 6

Khách viếng thăm : 158


Hôm nayHôm nay : 64662

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1159502

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60167825