17:46 EST Thứ tư, 13/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Lý Nhơn - thiên đường mặn

Thứ sáu - 22/08/2014 03:10
Tháng 7 vừa qua, Lý Nhơn chính thức được công nhận đạt 19/19 tiêu chí xây dựng NTM, trở thành 1 trong những xã NTM đầu tiên của TP. HCM.

Lý Nhơn là xã Anh hùng LLVT, năm 2012 Lý Nhơn được tặng Huân chương Lao động hạng Ba cho thành tích xây dựng kinh tế sau 5 năm liên tục là đơn vị xuất sắc. 

Đất muối anh hùng

Cần Giờ là địa phương duy nhất có biển của TP. HCM, cũng là nơi duy nhất SX muối. Với diện tích hơn 1.660 ha nằm ở các xã Lý Nhơn, Thạnh An, Long Hóa và thị trấn Cần Thạnh, chỉ riêng Lý Nhơn đã chiếm hơn 1.000 ha SX muối. Vì thế, du khách đặt tên Lý Nhơn là “Thiên đường mặn đắng”.

Trước khi trở thành “Thiên đường mặn đắng”, Lý Nhơn từng là một trong những xã nghèo nhất Cần Giờ, điều đó đồng nghĩa là nghèo nhất TP. HCM.

Lý Nhơn trước và sau ngày giải phóng là vùng đảo không có đường giao thông. Nếu như hệ thống kênh rạch chằng chịt trên vùng sình lầy là “trận đồ bát quái” của căn cứ địa Rừng Sác giúp du kích, bộ đội bẫy địch trước giải phóng, thì sau khi thống nhất đất nước, nó cũng là rào cản giao thương khiến cuộc sống người dân Lý Nhơn vô cùng gian khó.

Ông Huỳnh Văn Sếp, Bí thư Đảng ủy xã đầu tiên của Lý Nhơn, sau ngày giải phóng kể lại: Ngày ấy, Lý Nhơn nằm trong vùng căn cứ địa Rừng Sác nên cũng là tiêu điểm của chế độ cũ. Trung tâm Lý Nhơn bị địch xây khu trù mật, lập ấp chiến lược dồn dân nhưng 90% người dân vẫn đi theo cách mạng, ủng hộ cách mạng. Nhờ tinh thần ấy, sau giải phóng, Lý Nhơn là xã duy nhất thực hiện được việc thu đất địa chủ chia đều cho dân nghèo, gia đình có công cách mạng bám trụ ở lại xây dựng Lý Nhơn.

Thành tích của dân Lý Nhơn đã được Nhà nước vinh danh bằng danh hiệu Anh hùng LLVT năm 1981. Tuy nhiên, công cuộc xây dựng Lý Nhơn sau hòa bình không hề đơn giản. Đất hoang, ruộng hóa, giao thông khó khăn khiến việc phát triển KT-XH của Lý Nhơn nhiều khi rơi vào bế tắc.

Ông Lê Phước Hồng, Chủ tịch UBND xã Lý Nhơn, cho biết, Lý Nhơn có diện tích là 154,59 km2, trong đó có 15.800 ha đất SX. Người dân sinh sống bằng nhiều ngành nghề: nuôi trồng, đánh bắt thủy sản, giữ rừng... Tuy nhiên, diện tích trồng trọt phần lớn SX một vụ. Gần đây thời tiết không thuận hòa nên chỉ có hơn 50 ha lúa SX được 2 vụ. Sau năm 1980, Lý Nhơn được đầu tư làm 18 km đường giao thông, giao thương phát triển, nghề làm muối ra đời từ đó.

Ông Lê Phước Hồng, Chủ tịch UBND xã Lý Nhơn, cho biết, hiện nay số hộ SX muối bạt là 442/493 hộ (tăng 200 hộ so với vụ trước) với diện tích 869/1.010 ha.
Tổng sản lượng thu hoạch vụ mùa vừa qua đạt 71.723 tấn, năng suất 71 tấn/ha. Đời sống diêm dân qua đó từng bước ổn định và phát triển. Ngày 7/3/2014 Lý Nhơn được công nhận là làng nghề muối của TP. HCM với mục tiêu bảo tồn và phát triển theo hướng kết hợp du lịch sinh thái và đa dạng hóa sản phẩm muối đã qua chế biến.

Ông Võ Văn Bình, ngụ tại ấp Tân Điền, là một trong những diêm dân đầu tiên kể: Trước giải phóng, dân Lý Nhơn hay Cần Giờ muốn có muối ăn thì chỉ biết lấy nước biển nấu lên. Những năm 1979-1980 người dân Lý Nhơn học được nghề muối từ Gò Công (Tiền Giang), tuy nhiên năng suất rất thấp, chỉ khoảng 10-20 tấn/ha.

“Từ khi có mô hình SX muối trải bạt do anh Nguyễn Văn Tiếp đưa về, muối SX vừa sạch, năng suất lại đạt cao gấp 3-4 lần so với trước. Cuộc sống của diêm dân Lý Nhơn thay đổi hẳn. Gia đình tôi có 1,6 ha SX muối bạt thì mỗi vụ thu hoạch, trừ chi phí, thu nhập cũng còn được từ 100-150 triệu đồng”, ông Bình cho biết.

Xã nghèo xây dựng NTM

Xác định giao thông chính là cơ sở để KT-XH phát triển nên trong 3 năm triển khai xây dựng NTM, Lý Nhơn đã thực hiện được 24/25 công trình giao thông công cộng. Chỉ còn đường trục liên ấp chưa tiến hành. Trong những công trình giao thông đã thực hiện ấy có các tuyến giao thông quan trọng phục vụ SX như Bàu Gây, Gốc Tre, Trảng Mỹ, Ông Tiên và Tiền Giang, tạo thuận lợi để vận chuyển vật tư, nguyên liệu, hàng hóa.

Từ khi triển khai xây dựng NTM, xã Lý Nhơn đã có gần 60% hộ dân thoát nghèo và có kinh tế ổn định. Ngoài HTX SX muối hoạt động nề nếp thì các ngành nghề khác cũng đang được tổ chức với hướng phát triển bền vững như nhân rộng các mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng theo tiêu chuẩn VietGap, mô hình thí điểm nuôi cá dứa, cua, cá chẽm, cá rô phi với diện tích khoảng 20 ha…

Điều mà chính quyền và người dân Lý Nhơn tự hào, đó là xã không có tệ nạn xã hội. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” với 7 tiêu chí ấp, 8 tiêu chí xã được 100% dân đăng ký tham gia. Chỉ trong 6 tháng đầu năm 2014, xã đã mời các đoàn nghệ thuật tổ chức được 4 đêm văn nghệ phục vụ bà con. Ngoài ra còn có 4 đêm giao lưu đờn ca tài tử giữa các câu lạc bộ của các ấp. Đến cuối năm 2011, xã Lý Nhơn đã được công nhận 3/3 ấp văn hóa...


Nguồn: nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 191

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 190


Hôm nayHôm nay : 41569

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 525681

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 70752996