04:42 EST Thứ hai, 13/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Mang giống dâu tây Ha Na về vùng núi, anh Nguyễn Văn Bình làm giàu

Thứ bảy - 14/12/2019 08:59
Là một trong những người đầu tiên đưa giống dâu tây Ha Na về trồng tại bản Xuân Quế (xã Cò Nòi, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La) vào năm 2013, đến nay mô hình trồng dâu tây của Nguyễn Văn Bình đã mang lại hiệu quả cao, chỉ với 4.000m2 đất trồng dâu đã mang lại thu nhập cho gia đình anh hơn 200 triệu đồng.

Từ kẻ ảo tưởng...

Đến thăm gia đình anh Nguyễn Văn Bình (bản Xuân Quế), chúng tôi không khỏi ngạc nhiên trước vườn dâu tây xanh bạt ngàn được lên luống và lắp đặt hệ thống tưới nước tự động giữa thung lũng, xung quanh vườn dâu tây được bao bọc với những dãy núi nhấp nhô tạo nên cảnh hùng vĩ.

 mang giong dau tay ha na ve vung nui, anh nguyen van binh lam giau hinh anh 1

 Anh Nguyễn Văn Bình đang chăm sóc vườn dâu tây.  Ảnh: H.H

"Tôi là người đầu tiên đưa giống cây dâu tây về  bản trồng, đến nay cũng đã gắn bó với nghề được hơn 6 năm, nhưng chưa bao giờ phải lo lắng đầu ra cho sản phẩm. Hàng năm, cứ đến vụ thu hoạch thì rất đông khách hàng đến chọn mua dâu tây làm quà biếu người thân, bạn bè nên năm nào gia đình tôi cũng bán được giá cao”.

Anh Nguyễn Văn Bình

Khi được phóng viên hỏi vì sao lại chọn dâu tây Ha Na phát triển kinh tế giữa vùng đất khỉ ho cò gáy này, anh Bình nhớ lại: “Trước khi trồng dâu tây, tôi đã phải bươn chải nhiều công việc khác nhau để kiếm sống. Ai có công việc gì thuê thì tôi làm việc đó, nhưng cuộc sống gia đình vẫn khó khăn. Năm 2013, tôi thấy nhiều hộ ở huyện Mộc Châu trồng dâu tây cho lãi lớn, nên đã mạnh dạn vay vốn mua cây giống và cải tạo đất trồng. Mới đầu đưa cây giống về trồng, người dân trong bản ai cũng nói tôi bị ảo tưởng, trồng ngô, nuôi lợn còn chẳng đủ sống sao lại mang cây giống này về trồng làm gì”.

“Lúc đó tôi bỏ ngoài tai tất cả, cứ lặng lẽ lên luống, bón phân, rồi lên mạng internet học kinh nghiệm chăm sóc cây dâu tây. Sau 1 thời gian, vườn dâu tây phát triển rất tốt và ra hoa kết trái, tôi nhận thấy dâu tây hợp với khí hậu ở vùng đất này nên nhân rộng lên 4.000m2” - anh Bình chia sẻ.

Theo kinh nghiệm của anh Bình, khâu quan trọng quyết định đến sự phát triển của dâu tây, chính là khâu chọn giống. Cây giống phải khỏe mạnh mới có khả năng kháng bệnh cao. Khi làm đất phải đảm bảo độ tơi xốp, đất đã làm sạch, bón phân đúng liều lượng theo từng giai đoạn phát triển của cây...

... đến ông chủ thu trăm triệu mỗi năm

Vườn dâu tây của anh Bình sản xuất theo hướng nông nghiệp sạch, không sử dụng thuốc trừ sâu nên chất lượng quả luôn bảo đảm yếu tố sạch và an toàn. Với đặc điểm quả đỏ, mọng, thơm ngon, giống dâu tây Ha Na do anh trồng được nhiều khách hàng ưa chuộng và đánh giá cao. Hàng năm cứ đến giáp tết âm lịch, rất đông khách hàng và thương lái ngoài huyện, thành phố đến tận vườn gia đình anh đặt hàng trước.

Để giảm sức lao động, tăng năng suất cây trồng, anh Bình đầu tư vốn lắp đặt hệ thống tưới nước tự động để giảm bớt chi phí. Mỗi ngày anh tưới nước từ 2 - 3 lần, tùy theo điều kiện để anh điều chỉnh lượng nước tưới cho phù hợp, tạo môi trường thuận lợi cho cây sinh trưởng và phát triển tốt. Cây dâu tây rất thích hợp với loại đất thịt nhẹ, hàm lượng chất hữu cơ cao...

Trao đổi với PV Báo NTNN, anh Bình cho biết: “Tôi là người đầu tiên đưa giống cây dâu tây về  bản trồng, đến nay cũng đã gắn bó được hơn 6 năm, nhưng chưa bao giờ phải lo lắng đầu ra cho sản phẩm. Hàng năm, cứ đến vụ thu hoạch thì rất đông khách hàng đến chọn mua dâu tây làm quà biếu người thân. Có nhiều khách hàng ở xa gọi điện đặt hàng nhưng tôi cũng không đủ hàng để bán cho họ. 1kg dâu tây tôi bán tại với với giá 150.000 - 170.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí, tôi lãi hơn 200 triệu đồng/năm”.

Theo Hà Hoàng/danviet.vn
Xem bài viết gốc tại đây

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 198


Hôm nayHôm nay : 39077

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 527777

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73574748