00:51 EST Thứ tư, 27/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Màu xám của nông nghiệp

Chủ nhật - 17/06/2018 05:34
Chất thải nông nghiệp là một vấn đề không thể xem nhẹ khi Việt Nam là một trong những quốc gia nông nghiệp lớn nhất thế giới.
Màu xám của nông nghiệp

Màu xám của nông nghiệp

Tại hội nghị Lagos ở Thụy Sĩ năm 2016, Việt Nam đứng thứ 10 về ô nhiễm không khí. Dựa trên các số liệu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và NASA, Đại học Yale (Mỹ) đã lập báo cáo chất lượng môi trường - EPI 2016 cho 180 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong đó, Việt Nam xếp thứ 170/180 về chất lượng môi trường. Nồng độ bụi mịn tại Hà Nội là 50,5 mg/m3 và TP.HCM là 28,3 mg/m3, đồng nghĩa với việc khi áp dụng tiêu chuẩn thế giới thì thủ đô Việt Nam có hơn 282 ngày ô nhiễm và TP.HCM là 175 ngày ô nhiễm. Năm 2017, tình hình có chiều hướng tệ hơn khi chỉ số bụi mịn của cả hai thành phố đều tăng so với năm ngoái. 

Khi nông nghiệp không “hoàn hảo”

Tác nhân gốc rễ gây nên ô nhiễm môi trường sống của hàng triệu người Việt Nam là chuỗi khu công nghiệp - chế xuất đang ngày đêm hoạt động (toàn quốc có hơn 300 khu công nghiệp, khu chế xuất) và hơn 45 triệu phương tiện cơ giới đang lưu thông trên đường (43 triệu xe máy và 2 triệu ô tô). Nếu tiết giảm được lượng khí thải nhà kính từ nhà máy và khói thải từ phương tiện cơ giới, môi trường sống sẽ tốt đẹp hơn rất nhiều. 

Ngoài các tác nhân chính như khí thải từ phương tiện giao thông, sản xuất công nghiệp, còn một tác nhân giấu mặt là chất thải nông nghiệp. Chất thải nông nghiệp là một vấn đề không thể xem nhẹ khi Việt Nam là một trong những quốc gia nông nghiệp lớn nhất thế giới. Vì thế, chúng ta cần một giải pháp đồng bộ và đa chiều.

Một thực tế là khi nông nghiệp chưa “hoàn hảo” mà sản lượng tạo ra lại khổng lồ, thì nguy hại đổ ra môi trường cũng khiến nhiều người kinh hãi. Năm 2017, tổng giá trị sản lượng nông nghiệp được xuất khẩu là 36,37 tỉ USD, vượt mục tiêu Chính phủ đặt ra là 32-33 tỉ USD (tương đương mức tăng trưởng 3%). Cùng năm, World Bank đã công bố báo cáo “Tổng quan về ô nhiễm nông nghiệp ở Việt Nam”, nêu rõ rằng các mặt hàng chủ lực nông sản như lợn, gia cầm, thủy sản và cây lương thực một mặt phản ánh tầm quan trọng về sự đóng góp kinh tế, nhưng mặt khác, lại gia tăng áp lực gây ô nhiễm lên môi trường.

Thiệt hại do ô nhiễm môi trường tại Việt Nam được ước tính vào khoảng 5% GDP, hoặc tương đương gần 10 tỉ USD/năm. Từ chỗ là một công cụ xóa đói giảm nghèo, nông nghiệp bỗng trở nên không “hoàn hảo” khi người ta lạm dụng thức ăn chăn nuôi công nghiệp, thuốc trừ sâu, làm ngơ việc xử lý chất thải chăn nuôi và đốt cháy tàn dư nông nghiệp gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

Thực tế đáng báo động

Năm 2017, cả nước có đàn lợn gần 27,4 triệu con, cho sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng là 3,7 triệu tấn. Số lượng gia cầm đạt tới 385,5 triệu con và trâu bò đạt 8.09 triệu con. Số lượng gia súc, gia cầm khổng lồ đang là tác nhân làm bẩn môi trường sống hằng ngày, với lượng chất thải chăn nuôi đưa ra môi trường vượt ngoài sức tưởng tượng. 

Theo báo cáo của World Bank, lượng chất thải gia súc phát sinh mỗi năm lên tới gần 80 triệu tấn. Đây là hỗn hợp các chất dinh dưỡng, chất gây bệnh và các hợp chất dễ bay hơi gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng không khí và nước. Ví dụ, trong chăn nuôi lợn, khoảng 70-90% lượng nitơ, khoáng chất (phốt pho, kali, magie và các loại khác) và các kim loại nặng khác chứa trong thức ăn chăn nuôi được thải ra môi trường.

Nồng độ ammonia trong khí thải từ các trang trại lợn ở khu vực phía Bắc đã cao hơn mức độ cho phép từ 7-18 lần và hydro sulfide cao gấp 5-50 lần cho phép. Các chuyên gia thế giới kết luận rằng chăn nuôi gia súc là một trong những nguyên nhân chính gây ô nhiễm khí hậu ở Việt Nam và là nguồn khí thải nhà kính phát triển nhanh nhất, song hành với sự gia tăng sản lượng xuất khẩu của nền nông nghiệp nước nhà. 

Ngoài chăn nuôi, việc thâm dụng phân bón có chứa các chất hóa học độc hại và việc đốt các tàn dư từ hoạt động nông nghiệp cũng làm chất lượng không khí ngày một “ngột ngạt” hơn. Một nghiên cứu cho thấy 50-60% nông dân trồng lúa đã sử dụng thuốc trừ sâu với tỉ lệ vượt mức đề nghị bởi vì họ tin rằng liều mạnh hơn sẽ cho hiệu quả cao hơn. Ngành nông nghiệp còn sử dụng một số thuốc trừ sâu với dư chất hóa học nguy hiểm, dẫn đến nguy cơ thấm sâu vào rễ, đất canh tác và nguồn nước ngầm. Khi nông dân đốt các tàn dư từ hoạt động nông nghiệp, nhiều khả năng các hợp chất hóa học sẽ được thải vào không khí. 

Theo báo cáo từ World Bank, 98% nông dân ở đồng bằng sông Cửu Long sẽ đốt rơm sau vụ đông - xuân, 90% đốt sau mùa hè và 54% đốt sau mùa thu - đông. Việc đốt các tàn dư nông nghiệp sẽ phát ra các chất khí gây ô nhiễm và làm tổn hại sức khỏe người dân một cách nghiêm trọng. Chúng cũng góp phần làm khí hậu nóng lên trong thời gian ngắn. Phát thải bao gồm SO2, nitơ oxit (NOx), CO, carbon đen, carbon hữu cơ và ozon. Theo tìm hiểu của NCĐT, tổng diện tích sử dụng cho nông nghiệp được ước tính vào khoảng 9,543 triệu ha (năm 2017). Qua đó, có thể thấy được lượng khí thải do việc đốt chất thải từ hoạt động nông nghiệp là rất lớn.

Giải pháp nào?

Có một bước ngoặt lớn trong hành động của Chính phủ về kiểm soát ô nhiễm ngành nông nghiệp trong những năm gần đây. Pháp luật ngày càng minh bạch, rõ ràng và chủ động hơn trong công tác bảo vệ môi trường. Điển hình như luật về bảo vệ môi trường, thực vật và vệ sinh động thực vật đã có hiệu lực từ năm 2015. Chính phủ cũng chủ động tiến hành điều phối nguồn lực, tăng cường năng lực theo dõi và thực thi của cơ quan hữu quan - Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.

Cụ thể, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã sáp nhập và tổ chức lại một số phòng hành chính ở các sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tại địa phương, để chỉ còn một bộ phận chịu trách nhiệm giám sát ô nhiễm cây trồng, vật nuôi và nuôi trồng thủy sản. Việc tinh giản như thế sẽ khắc phục mức độ phân tán cao về việc chịu trách nhiệm quản lý môi trường của cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương. 

Ngoài ra, người nông dân còn được khuyến khích thực hành chuẩn nông nghiệp tốt của quốc gia (VietGAP). Đây là bộ quy định về thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho các sản phẩm nông nghiệp, thủy sản ở Việt Nam được Chính phủ Việt Nam bảo trợ. Khi người nông dân áp dụng các quy chuẩn trên, họ sẽ được nhận giấy chứng nhận VietGAP. Việc chứng minh được sản phẩm là sạch và chất lượng sẽ cải thiện đáng kể lòng tin trên thị trường và người nông dân sẽ bán với giá cao hơn khi bên thu mua nông sản có thể tiết giảm đáng kể chi phí thời gian để kiểm mẫu.

Chính Khí (NCĐT)
 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 245

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 243


Hôm nayHôm nay : 23755

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1283582

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71510897