10:27 EDT Thứ bảy, 20/07/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Miếng bánh lớn” sản phẩm nông nghiệp chủ lực

Thứ tư - 22/11/2017 22:06
Thủ tướng Chính phủ mới phê duyệt kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp, trong đó nhấn mạnh nhóm sản phẩm chủ lực quốc gia có kim ngạch xuất khẩu từ 1 tỷ USD trở lên. Đây là “miếng bánh lớn” có thể thu thêm về cho Việt Nam hàng tỷ USD nếu như biết cách thoát khỏi những trở ngại để nâng giá trị gia tăng sản phẩm nông lâm thủy sản.

Trong kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2017 – 2020, đối với nhóm sản phẩm chủ lực quốc gia (những sản phẩm có kim ngạch xuất khẩu từ 1 tỷ USD trở lên và thịt lợn, thịt gia cầm), Thủ tướng đặc biệt lưu ý là cần rà soát quy hoạch, chiến lược, kế hoạch và xây dựng vùng sản xuất hàng hóa tập trung, quy mô lớn, tổ chức hợp tác, liên kết theo chuỗi giá trị và ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến. Kế hoạch cũng đặt ra mục tiêu đến năm 2020 sẽ có 15.000 hợp tác xã và liên hiệp hợp tác xã nông nghiệp hoạt động có hiệu quả.

Tăng tỷ trọng chế biến

Đây chính là những định hướng tiên quyết nếu như muốn tăng giá trị kim ngạch xuất khẩu những mặt hàng nông sản chủ lực vốn dĩ lâu nay bị mang tiếng là xuất thô (đang chiếm đến 90%). Có thể kể, một số sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu chủ lực được xếp vào loại tỷ đô hiện nay như thuỷ sản, cà phê, gạo, hạt điều, sản phẩm gỗ, rau quả, chè, hồ tiêu, hạt điều, cao su, sắn…

Ts Võ Thành Đô, Phó cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường Nông sản (Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn), cho biết trong Quyết định số 1137/QĐ-TTg vào tháng 8/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Đề án nâng cao năng lực cạnh tranh các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030” với mục tiêu xuất khẩu nông sản đến năm 2020 là “Giá trị gia tăng các mặt hàng nông sản, thuỷ sản xuất khẩu chủ lực tăng bình quân 20% so với hiện nay. Tăng dần tỷ trọng xuất khẩu nông sản, thuỷ sản vào các thị trường các nền kinh tế phát triển (như EU, Nhật Bản, Hàn Quốc…).

Theo Ts Đô, các chính sách xuất khẩu nông sản hiện nay tập trung cơ bản vào việc phát huy lợi thế những mặt hàng nông sản Việt Nam có thế mạnh, đa dạng hoá sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu và đa dạng hoá thị trường. Hơn nữa, tăng tỷ trọng nông sản chế biến, giảm tỷ lệ nông sản thô xuất khẩu. Đồng thời, sử dụng các công cụ kinh tế (hạn ngạch, thuế, tỷ giá hối đoái) để khuyến khích xuất khẩu.

Chính sách, định hướng là vậy, và cũng được nhắc đi, nhắc lại rất nhiều lần, nhưng cần nhìn nhận rằng khi đi vào triển khai thực tế để nâng giá trị kim ngạch xuất khẩu nông lâm thuỷ sản nhằm có thể thu giá trị tăng thêm hàng tỷ USD thì vẫn vấp phải khá là nhiều trở ngại.

Đơn cử như thuỷ sản với các sản phẩm xuất khẩu chủ yếu như tôm, cá tra sang các thị trường chính là Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Australia. Dù kim ngạch thuỷ sản mang về năm ngoái đạt hơn 7 tỷ USD nhưng mặt hạn chế của ngành này đến giờ vẫn là không có chiến lược dài hạn cho nuôi trồng và chế biến. Và thực tế là ngành này chủ yếu đang xuất khẩu nguyên liệu thô, dù vấn đề nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm đã được đặt ra từ nhiều năm nay.

Hoặc như sản phẩm rau quả chủ lực hiện tại của Việt Nam bao gồm các sản phẩm tươi như thanh long, xoài (xoài cát Hoà Lộc, xoài cát Chu), bưởi, các sản phẩm chế biến như rau quả đông lạnh, bắp non. Tính từ đầu năm nay đến giữa tháng 11, tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu rau quả của nước ta đã vượt 3 tỷ USD. 

Kế hoạch đặt mục tiêu đến năm 2020 sẽ có 15.000 HTX và liên hiệp hợp tác xã nông nghiệp hoạt động có hiệu quả

Hút nhà đầu tư lớn

Tuy nhiên, cần phải để ý là Trung Quốc (vốn là thị trường bình dân) là thị trường lớn nhất, đang chiếm đến 70,8% thị phần trong tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả. Vấn đề là giá trị gia tăng của rau quả chưa cao khi xuất khẩu chủ yếu ở dạng sơ chế có giá trị thấp và cũng chưa tạo được sự gắn kết chặt chẽ giữa công nghiệp chế biến với sản xuất nguyên liệu và thị trường.

Tương tự như vậy là gạo, hồ tiêu, hạt điều, cao su…với giá trị gia tăng sản phẩm xuất khẩu thuộc dạng không cao. Điều kiện tiên quyết đối với các mặt hàng nông thuỷ sản chủ lực của Việt Nam để có vị trí vững chắc tại những thị trường xuất khẩu, theo giới chuyên gia là phải tập trung cho chế biến sâu, quản lý chất lượng, quảng bá thương hiệu và phải hút được những nhà đầu tư lớn.

Ts Đỗ Thiên Anh Tuấn (Đại học Fulbright) bày tỏ sự băn khoăn làm sao để cải thiện giá trị kim ngạch đối với những mặt hàng nông sản chủ lực vẫn là một bài toán hóc búa. Đặc biệt là khi tỷ lệ đầu tư cho nghiên cứu phát triển (R&D) của các doanh nghiệp nông nghiệp ở Việt Nam còn quá khiêm tốn (chỉ dành 1,6% trên tổng doanh thu cho R&D, một con số quá thấp so với các nước ASEAN). 

Trong khi đó, theo Ts Tuấn, có khoảng 80 – 90% sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam vẫn chưa có thương hiệu nên đã không tận dụng được lợi thế và giá trị tăng thêm. Cần nhắc thêm, theo Brand Finance, năm 2017 giá trị thương hiệu của Việt Nam được đánh giá vào khoảng 203 tỷ USD (tăng 43% so với năm 2016). Dù được cho là có sự cải thiện thương hiệu ấn tượng nhưng nếu so sánh với một số quốc gia ở ASEAN thì vẫn thực sự còn quá nhỏ bé.

Dưới góc độ của một người làm quản lý, bà Đỗ Tuyết Mai (Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản) nhấn mạnh rằng để phát triển chuỗi giá trị cho sản phẩm nông nghiệp chủ lực quốc gia cũng như sản phẩm chủ lực cấp tỉnh, các địa phương, đòi hỏi cần lựa chọn những mặt hàng có sức tiêu thụ lớn và đồng đều, được tập trung nhiều ở những doanh nghiệp có thế mạnh và đã xây dựng được thương hiệu.

Điển hình như vải Bắc Giang đã xây dựng được thương hiệu có chỉ dẫn địa lý, áp dụng các biện pháp kỹ thuật để nâng chất lượng, công nghệ bảo quản quả vải, kết nối được cung cầu ra thị trường nước ngoài đã giúp nâng cao được giá trị xuất khẩu mà theo ước tính năm 2017 Bắc Giang có thể xuất khẩu đạt 100.000 tấn vải thiều.

Theo bà Đỗ Tuyết Mai, yêu cầu đặt ra là cần tăng thu hút các doanh nghiệp thuộc khối tư nhân đầu tư vào nông nghiệp để tăng chế biến sâu, từ đó mới tăng được giá trị sản phẩm nông sản chủ lực, tạo ra những sản phẩm có giá trị cao. Điều này cũng đặt ra mục tiêu là việc phát triển nông sản chủ lực phải phù hợp đặc thù vùng miền và ngành hàng với tốc độ tăng trưởng bình quân 20% trong 10 năm tới.
 

Thế Vinh
Thoibaokinhdoanh.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 385

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 384


Hôm nayHôm nay : 46678

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 902947

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 64888891