17:56 EST Thứ sáu, 10/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Mô hình quản lý bệnh đốm nâu

Chủ nhật - 20/08/2017 23:23
Bệnh đốm nâu trên cây thanh long thường xuất hiện trong mùa mưa, hiện chưa có thuốc BVTV đặc trị mà chủ yếu phòng là chính bằng cách quản lý mầm bệnh.

Tỉnh Bình Thuận có nhiều hộ nông dân áp dụng quy trình quản lý bệnh đốm nâu theo hướng dẫn của Chi cục Trồng trọt - BVTV rất hiệu quả.  

Tích cực phòng trừ

Theo Chi cục Trồng trọt - BVTV Bình Thuận, tính đến đầu tháng 8/2017, diện tích thanh long nhiễm bệnh đốm nâu trên toàn tỉnh gần 6.000ha, trong đó nhiễm nhẹ 4.985ha, nhiễm trung bình 796ha và nhiễm nặng 175ha. Bệnh phát sinh gây hại tại các huyện Hàm Thuận Nam 2.697ha, Hàm Thuận Bắc 1.586ha, Bắc Bình 1.327ha… Nhận thấy việc phòng trừ bệnh đốm nâu là cần thiết, nhiều hộ trồng thanh long đã có ý thức vệ sinh ruộng vườn, cắt tỉa, thu gom và xử lý cành, trái bị bệnh.

14-00-34_1
Nhiều vườn thanh long sạch bệnh đốm nâu nhờ quy trình hướng dẫn phòng trừ của Chi cục Trồng trọt - BVTV

Từ đầu năm đến nay toàn tỉnh đã có khoảng 3.000ha thanh long được cắt tỉa, với hơn 2.658 tấn cành trái được thu gom và tiêu hủy. Trong đó, diện tích vườn thanh long được vệ sinh gần 1.100ha. Theo dự báo, với diễn biến thời tiết như hiện nay, bệnh đốm nâu có khả năng gia tăng cả về diện tích nhiễm cũng như mức độ thiệt hại.

Chính vì vậy, mới đây tại cuộc họp liên quan về tình hình bệnh đốm nâu, ông Phạm Văn Nam, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận đã chỉ đạo các địa phương tăng cường kiểm tra, đánh giá tình hình, diễn biến của bệnh, tiếp tục tuyên truyền, phổ biến quy trình phòng chống bệnh đã được Chi cục Trồng trọt - BVTV ban hành. Đồng thời, giao chi cục chỉ đạo Trạm Trồng trọt - BVTV các huyện tăng cường công tác điều tra diễn biến của bệnh, đặc biệt những khu vực nhiễm nặng, hướng dẫn nông dân phòng trừ hiệu quả.  

Quản lý bệnh đốm nâu hiệu quả

Trước tình hình bệnh đốm nâu xuất hiện trở lại trong mùa mưa, nhiều nông dân áp dụng quy trình phòng từ bệnh đốm nâu theo hiệu quả. Tiêu biểu là vườn thanh long 200 trụ của gia đình chị Lê Huyền Trân, thôn Phú Thái, xã Hàm Trí (Hàm Thuận Bắc) đã hết lo bệnh đốm nâu do nắm được “bí kíp” phòng trừ. Trong khi đó các vườn lân cận nhà chị bị héo úa, suy kiệt vì bệnh đốm nâu và một số loại sâu bệnh khác “tấn công” dữ dội.

14-00-34_3
Bệnh đốm nâu trên thanh long thời gian qua khiến nông dân lao đao

Gặp chúng tôi, chị Trân chia sẻ: "Trước đây vườn thanh long nhà tôi cũng như các vườn khác thường xuyên bị bệnh đốm nâu tấn công trong mùa mưa, khiến năng suất và chất lượng trái giảm rõ rệt. Tuy nhiên từ vụ chong đèn năm 2016 đến nay, dưới sự hướng dẫn trực tiếp của KS Trần Minh Tân, Phó Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt - BVTV về cách phòng trừ, đã giúp vườn khống chế được bệnh đốm nâu gây hại".

Cũng theo chị Trân, quy trình quản lý bệnh đốm nâu khá đơn giản đó là phun thuốc trừ nấm bệnh BORDEAUX M25WP cop (4-4-1), liều lượng 3 gói/16 lít nước, định kỳ 1 tuần/lần. Mùa mưa 4 - 5 ngày phun 1 lần, mùa nắng 7 - 8 ngày phun 1 lần.

Ngoài ra, thực hiện bón phân theo quy trình của Cty Daito Humix, trong đó bón lần 1: Lân phos phorite (1kg) + Daito humix Thanh long 1 (1kg)/1 trụ. Bón lần 2: Daito humix Thanh long 2 (1kg)/1 trụ, giai đoạn nụ đến hoa nở. Bón lần 3: Daito humix Thanh long 3 (1kg)/1 trụ, từ sau rút râu đến thu hoạch.

Kỹ sư Trần Minh Tân cho biết, đây là quy trình phòng trừ bệnh đốm nâu được chi cục học từ Đài Loan, tuy nhiên có cải tiến trong việc phun thuốc như trên để tăng hiệu quả. Qua theo dõi, đối với các vườn thanh long thường xuyên vệ sinh kết hợp với quy trình phòng trừ được chi cục hướng dẫn sẽ đạt hiệu quả gần như 100%.

“Không chỉ gia đình chị Trân áp dụng quy trình phòng trừ được chúng tôi hướng dẫn hiệu quả, mà nhiều nông dân khác trong tỉnh đang áp dụng quy trình này cho kết quả tương tự. Trong đó nhiều vườn nhờ áp dụng quy trình này đã không còn bệnh đốm nâu tấn công”, KS Tân chia sẻ.

Bình Thuận là thủ phủ trồng thanh long của cả nước, với diện tích trên 27.000ha, sản lượng trên 500 ngàn tấn/năm. Trong đó, khoảng 80 - 85% sản lượng trái thanh long Bình Thuận dành cho xuất khẩu, chủ yếu sang Trung Quốc qua đường tiểu ngạch. Việc phòng trừ bệnh đốm nâu hiệu quả sẽ giúp thanh long Bình Thuận nâng cao chất lượng và ngày càng "bay xa".

Theo: Kim Sơ - Kiều Hằng/nongnghiep.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 331


Hôm nayHôm nay : 53124

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 386631

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73433602