11:22 EST Thứ tư, 20/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Mở hướng làm giàu

Thứ ba - 04/07/2017 23:24
Phát huy lợi thế vùng đất đồi gò có nhiều trang trại trồng cây ăn quả lâu năm như vải, nhãn, cam, bưởi…, thì phong trào nuôi ong lấy mật ở xã Cẩm Lĩnh, huyện Ba Vì đang phát triển mạnh. Tiêu biểu là gia đình ông Phùng Thế Keng, ở thôn Bằng Tạ.
Chọn mua giống của Hội Nuôi ong mật Việt Nam, lúc đầu chỉ với 3 đàn, đến nay gia đình ông Keng đã phát triển, nhân rộng được 50 đàn ong cho mật. Trong khi ở địa phương đã có nhiều gia đình nuôi ong thất bại bởi ong bỏ tổ, hoặc chết nhiều, thì đàn ong của gia đình ông Keng vẫn ngày một phát triển, mang lại cho gia đình nguồn thu nhập cao. Theo ông Keng, nuôi ong không mất nhiều công chăm sóc mà chủ yếu phải nắm bắt được đặc tính sinh trưởng và phát triển của đàn ong để tránh cho ong khỏi mắc một số bệnh thông thường như bệnh thối ấu trùng, ấu trùng túi… Ông Keng cho biết thêm: “Để đạt hiệu quả cao trong quá trình phát triển đàn ong mật, người nuôi ong phải khéo léo, tỷ mỉ, chịu khó chăm sóc và am hiểu về đặc tính của ong như xây tổ, chia đàn, am hiểu về các loài hoa, mùa hoa nở, mùa con ong đi lấy mật, biết cách luân chuyển đàn ong tìm kiếm những nơi có nguồn mật hoa dồi dào. Từ đó, mới có thể duy trì và tăng nhanh số lượng đàn ong”.
Trung bình mỗi năm, 50 đàn ong của gia đình cho trên 300 lít mật, với thời giá hiện nay, mỗi năm gia đình ông Keng thu về trên dưới 100 triệu đồng. “Ong xây tổ, người xây nhà”, thu nhập từ nghề nuôi ong mật đem lại thấy rõ thông qua ngôi nhà hai tầng khang trang của gia đình ông, 5 người con của ông Keng được học hành đến nơi đến chốn và có công việc ổn định.
Hiệu quả kinh tế từ nghề nuôi ong mang lại rất rõ ràng, tuy nhiên ông Keng cũng như nhiều hộ nuôi ong ở Ba Vì đều gặp phải khó khăn chung là muốn mở rộng quy mô nuôi nhưng chưa tìm được đầu ra ổn định cho sản phẩm. Bởi hiện nay mật ong làm ra chủ yếu bán cho người quen, hoặc tiêu thụ nhỏ lẻ, nếu bán cho thương lái thường bị ép giá do mật ong Ba Vì chưa có thương hiệu và chưa có thị trường ổn định. Có thể nói, nghề nuôi ong lấy mật đang mở ra hướng thoát nghèo cho người dân các xã trên địa bàn huyện Ba Vì nói chung, xã Cẩm Lĩnh nói riêng. Tuy nhiên, để nghề này phát triển bền vững, trước mắt, huyện cần xem xét, tạo điều kiện giúp các hộ nuôi ong có phương thức quảng bá mật ong rộng rãi, tạo dựng thương hiệu cho mật ong, góp phần tận dụng tiềm năng, lợi thế mà thiên nhiên đã ưu đãi cho vùng đất này.
Theo: Trúc Như/kinhtedothi.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 142

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 140


Hôm nayHôm nay : 49210

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 869448

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71096763